1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 12: Đề số 1
1.1 Đề thi
1.2 Đáp án
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
Theo đoạn trích, “sống ở trên đời” con người “thường sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn”:
+ hoặc là tận hưởng một cuộc sống thoải mái và dễ chịu
+ hoặc là trải nghiệm một thế giới mới lạ nhưng đầy thử thách.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: So sánh “đời người” giống như “một tách trà - sẽ không
đắng cả đời nhưng đắng trong từng giai đoạn”
- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
+ Giúp người đọc hình dung rõ nét hơn quan niệm về đời người của tác giả: Đời người sẽ không
tránh khỏi những khổ đau, cay đắng nhưng điều đó chỉ đến trong từng giai đoạn của cuộc đời rồi
sẽ qua đi.
+ Thể hiện cái nhìn tích cực, lạc quan trước cuộc đời của tác giả.
+ Làm cho sự diễn đạt trở nên giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, hấp dẫn và ấn tượng,..
Câu 4: Lý giải theo quan điểm của bản thân, gợi ý:
+ Đồng tình vì: Khi dũng cảm dấn thân, con người sẽ có dũng khí đối diện với những khó khăn, thử
thách tiềm ẩn để nắm bắt cơ hội; khi có ý chí nghị lực để vượt qua khó khăn, con người sẽ biến cơ
hội thành thành công; ...
+ Không đồng tình vì: Để nắm bắt cơ hội trước sóng gió của cuộc đời thì không chỉ cần có sự dũng
cảm dấn thân, có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn mà còn cần nhiều yếu tố khác như năng lực,
kinh nghiệm, sự quyết đoán của mỗi người;...
+ Đồng tình một phần: Kết hợp hai cách lý giải trên.
Phần II: Làm văn
Câu 1:
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo cách khác nhau
nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống. Có thể trình bày theo hướng sau:
- Đưa ra những lựa chọn đúng đắn cần thiết để mỗi người xác định được mục tiêu và lẽ sống cho
bản thân; có cơ hội để trải nghiệm và trưởng thành; giảm thiểu rủi ro, tối đa lợi ích trong mỗi lựa
chọn; đem lại dũng khí, sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống;...
- Đưa ra những lựa chọn đúng đắn còn cần thiết để mỗi người nuôi dưỡng ước mơ và sáng tạo,
phát triển năng lực của bản thân để đóng góp tích cực cho cộng đồng, tạo nên cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa;.
Câu 2: Hướng dẫn lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và đoạn trích.
b. Thân bài:
* Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích
- Số phận, cảnh ngộ: Khổ đau, bất hạnh
+ Đau khổ về thể chất: Mị bị đánh, bị trói tàn nhẫn, vô cớ (Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy,
A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp; Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, ...)
+ Đau khổ vể tinh thần: Mị bị đọa đày đến tê liệt cảm xúc, trở nên chai sạn, vô cảm, cô đơn (Nếu A
Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi; chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa); Mị bị nô lệ hóa về tinh
thần, sống cam chịu, nhẫn nhục dưới sự áp chế đáng sợ của cường quyền, thần quyền (Ta là thân
đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi...)
- Phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn
+ Tấm lòng nhân ái, giàu tình yêu thương: Lòng trắc ẩn trong Mị được đánh thức bởi dòng nước
mắt tuyệt vọng của A Phủ, Mị thương mình, tủi hờn khi nhớ lại kí ức đau khổ (Mị cũng phải trói
đứng thế kia...); Mị đồng cảm, thương cho những người cùng cảnh ngộ (nó bắt trói đứng người ta
đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước;...); Mị tự độc
thoại nội tâm, suy ngẫm, xâu chuỗi những sự việc, những con người cùng khổ để nhận ra bộ mặt
kẻ áp bức và căm giận kẻ ác (Chúng nó thật độc ác; ...)
+ Sức sống tiềm tàng hội tụ thành sự phản kháng mạnh mẽ: Mị nổi loạn trong suy nghĩ, chiến
thắng mọi nỗi sợ hãi, không sợ hình phạt, không sợ chết thay A Phủ (Mị lại tưởng tượng như có
thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được ... làm sao Mị cũng không thấy sợ...); Mị nổi
loạn trong hành động, ý thức căm thù và lòng nhân ái giúp Mị thành con người dũng cảm khi cắt
dây, cởi trói cứu A Phủ (Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây...)
+ Khát vọng sống và khát vọng tự do mãnh liệt: Lòng ham sống đã thúc giục Mị đột ngột chạy theo
A Phủ khi Mị đối mặt với hiểm nguy, ý thức về cái chết (Mị đứng lặng trong bóng tối; Rồi Mị cũng
vụt chạy ra; A Phủ cho tôi đi; Ở đây thì chết mất); Tiếng gọi của tự do và sức sống tiềm tàng đã thôi
thúc Mị hành động táo bạo: Cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài, đến với miền đất hứa Phiềng Sa với
tự do và hạnh phúc (hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi).
- Hình tượng nhân vật Mị được khắc họa bằng: Bút pháp hiện thực sắc sảo; nghệ thuật trần thuật
linh hoạt; các chi tiết giàu sức gợi; cách miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sự vận động
trong tính cách nhân vật bất ngờ mà hợp lý, lôgic; ...
* Nhận xét nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài
+ Cách kể: Ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên phù hợp với cách cảm, cách nói của người dân
miền núi; Giọng kể: Linh hoạt, sinh động, có lúc là giọng khách quan của người kể chuyện ở ngôi
thứ ba, có lúc giọng kể của tác giả hòa nhập với dòng ý nghĩ và tiếng nói bên trong của nhân vật,
vừa bộc lộ sinh động đời sống nội tâm nhân vật, vừa tạo sự đồng cảm giữa nhà văn, nhân vật và
bạn đọc; ...
+ Nghệ thuật kể chuyện thể hiện rõ bút lực, tài năng cùng vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về
phong tục tập quán miền núi cao Tây Bắc của Tô Hoài; góp phần làm nên giá trị của tác phẩm, để
Vợ chồng A Phủ trở thành một thành công xuất sắc của văn học viết về đề tài miền núi.
c. Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận và đưa ra những nhận xét cá nhân.
>> PAS THPT - khóa học online cá nhân hóa giúp các em xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+
2. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 12: Đề số 2
2.1 Đề thi
2.2 Đáp án
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1:
Các phương thức biểu đạt là: Nghị luận
Câu 2:
Theo đoạn trích, người hay khoe khoang là người:
+ Nóng vội đem những điều mình có phô ra cho thiên hạ.
+ Trong bụng có một phân nói ra thành hai ba phân.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp ngữ: “sâu”, điệp cấu trúc: “trên có...” - “dưới có...”, “không gì là...không...” - “không có điều gì... không...”.
+ Tác dụng: Tạo âm hư ởng, nhịp điệu trùng điệp, d ứt khoát, cho câu văn. Nhấn mạnh nội dung
của câu văn: Sự đối lập giữa bề mặt tưởng như nông cạn và chiều sâu của chiếc giếng. Từ đó gợi
suy nghĩ sâu sắc về vẻ đẹp của người khiếm tốn.
Câu 4:
- Đồng tình với quan điểm: “Cái tài, cái đẹp không lộ ra ngoài đã là điều đáng quý”. Bởi lẽ:
+ Khiêm tốn là điều vô cùng đáng quý.
+ Cuộc sống vẫn còn những người khác tài giỏi hơn chứ không chỉ riêng mình.
+ Người thông minh sẽ biết cách thỏa mãn với niềm vui của mình mà không phải “vỗ ngực xưng
tên”, hô hào, phô bày thành tích.
Phần 2: Làm văn
Câu 1:
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều
cách khác nhau. Có thể theo hướng sau:
-Giải thích: “khiêm tốn” là không khoe khoang thành tích, không quá đề cao bản thân, có ý thức và
thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao cái mình có, coi
trọng người khác.
- Bàn luận:
+ Khiêm tốn giúp cá nhân đánh giá đúng mực về bản thân, giúp ta không ngừng học hỏi, cố gắng,
bù đắp những thiếu hụt của bản thân, từ đó giúp ta trở nên tốt đẹp hơn, gặt hái được nhiều thành
công hơn.
+ Khiêm tốn là nét đẹp văn hóa trong giao tiếp ứng xử, giúp con người biết mình và hiểu người,
tránh được những điều mâu thuẫn, va chạm trong cuộc sống, tạo được sự gần gũi, giao tiếp ôn
hòa, làm ta có được thiện cảm với mọi người và dễ hòa đồng.
+ Khiêm tốn cho thấy khả năng tự chủ, kiểm soát bản thân, chiến thắng cái tôi tự cao, tự đại.
Khiêm tốn giúp ta hoàn thành mục tiêu công việc, làm nên giá trị của bản thân mình, không vì sự
thỏa mãn, vì sự thể hiện hay vì lợi ích cá nhân.
+ Dẫn chứng: Nguyễn Thị Ánh Viên - Cô gái vàng của đường đua xanh dù đã giành được rất
nhiều huy chương vàng, nhiều lần phá kỉ lục Sea Game nhưng cô vẫn khiêm tốn để mỗi khi lao
xuống đường bơi đều nỗ lực hết mình, nhờ vậy cô đã thành công, đem lại vinh quang cho tổ quốc.
+ Phê phán những người thiếu khiêm tốn, luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường
người khác.
+ Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin mà phải đi liền với nhìn nhận,
đánh giá bản thân để nhìn thấy những điểm mạnh, phát huy những điểm mạnh đó.
- Rút ra bài học:
+ Khiêm tốn có vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi con người. Cần trân trọng những người
khiêm tốn.
+ Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên đạt
được thành công trong học tập và cuộc sống.
Câu 2: Hướng dẫn lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả;
- Giới thiệu tác phẩm, nhân vật, vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài:
* Khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của tác phẩm Vợ nhặt.
- Tóm tắt hoàn cảnh dẫn đến đoạn trích
- Tóm tắt khái quát về bà cụ Tứ
* Nội dung:
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ qua đoạn trích:
- Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời:
+ Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con
mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. Giọt nước mắt của cụ vừa ai
oán, xót xa, buồn tủi vừa thấm đẫm tình yêu thương cụ dành cho con.
+ Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải
duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc.
+ Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau, chăm chỉ làm ăn.
- Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống:
+ Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng
xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành
chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba
họ, ai khó ba đời".
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, éo le và cảm động;
miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sắc sảo; ngôn ngữ nhân vật có màu sắc riêng; nghệ thuật kể
chuyện sinh động, tự nhiên.
c. Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận
COMBO 12 cuốn sổ tay hack điểm thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đánh giá năng lực đã có mặt trên kệ sách của bạn chưa?
3. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 12: Đề số 3
3.1 Đề thi
3.2 Đáp án
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1:
Thể thơ trong đoạn trích: lục bát/lục bát biến thể
Câu 2:
Biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp từ, liệt kê, lặp cú pháp
Câu 3:
Nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ từ việc nhắc nhở mỗi người cần biết sống yêu thương, chia sẻ
lẫn nhau; tác giả đặt ra vấn đề về lẽ sống gắn bó giữa cá nhân với tập thể/cộng đồng.
Câu 4:
Học sinh có thể bày tỏ quan điểm khác nhau, miễn sao hiểu vấn đề, phù hợp với chuẩn mực đạo
đức, quy định của pháp luật; cần đáp ứng yêu cầu sau:
- Bày tỏ quan điểm (đồng ý/không đồng ý, ...)
- Lý giải hợp lí, thuyết phục
Phần II: Làm văn
Hướng dẫn lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm vợ nhặt.
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài
* Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật “bà lão”:
- Giới thiệu khái quát về nhân vật, tình huống xuất hiện của nhân vật.
- Diễn biến tâm trạng:
+ Trước sự đon đả của Tràng và lời chào của thị, bà lão ngạc nhiên, băn khoăn.
+ Khi hiểu ra cơ sự:
- Bà lão buồn tủi, ai oán, xót thương cho Tràng và chính mình; lo lắng cho các con.
- Thấu hiểu hoàn cảnh của mình, bà lão thấu hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của người đàn bà.
- Từ chỗ thương con, bà lão thương người, mở lòng đón nhận nàng dâu mới; mừng lòng trước hạnh phúc phải duyên phải kiếp của các con.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật
tinh tế, ngôn ngữ giản dị...
d. Kết bài: Khái quát chung về vấn đề nghị luận.
Trên đây là bộ đề thi học kì 2 lớp 12 môn văn được biên soạn theo chương trình sách mới mà VUIHOC đã tổng hợp lại nhằm mục đích giúp các em có thêm một nguồn tài liệu tham khảo, tự đánh giá năng lực trước khi bước vào kì thi chính thức. Hy vọng với bộ đề thi trên, các em có thể nắm bắt được cấu trúc đề thi và thực hành viết thật tốt. Hiện nay trên trang web vuihoc.vn đã cập nhật đề thi học kì 2 các môn học chính như Toán, Lý, Hóa, Anh và đề cương ôn thi học kì 2 chi tiết các môn học trên, đừng quên cập nhật các bài viết để dễ dàng ôn tập bạn nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
- Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn văn
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn toán
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn lý
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn hóa
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn anh