Lợi ích của việc trồng cây leo ban công chịu nắng cho nhà hướng Tây
Hiện nay có rất nhiều các loại cây leo ban công, đây là loại thực vật có khả năng sinh trưởng tốt, leo bám vào các hàng rào, bờ tường để phát triển. Hãy cùng điểm qua các lợi ích mà chúng mang lại dưới đây:
-
Ưu điểm lớn nhất của việc trồng cây leo ban công là tạo một lớp màng tự nhiên che chắn mưa nắng, giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết đến không gian sống bên trong căn nhà và tạo cảnh quan tự nhiên giúp ngôi nhà tươi mới và có sức sống hơn.
-
Đối với những căn hộ chung cư ở tầng cao, việc trồng nhiều cây leo ở ban công có tác dụng ngăn khói bụi, thanh lọc không khí, giảm thiểu tối đa việc hấp thụ nhiệt khiến căn hộ luôn trong lành và thoáng mát
-
Cây leo ban công rất dễ trồng và chăm sóc, không cần nhiều phân bón, chỉ cần tưới nước, sức chống chịu nắng gió tốt. Chúng ta chỉ cần một chậu đất nhỏ và làm giàn cho cây leo thì chúng sẽ nhanh chóng phủ xanh khoảng ban công.
-
Các loại cây leo mang màu xanh đặc trưng, tán lá phủ rộng tạo cảm giác mát mẻ dễ chịu, góp phần giúp ban công trở thành nơi hóng gió thư giãn cho các thành viên trong gia đình.
-
Xét về mặt phong thuỷ, các loại cây leo ban công cũng mang một ý nghĩa riêng, mọi người thường chọn loại cây phù hợp với mệnh tuổi để mong may mắn, phát tài phát lộc, xua trừ các năng lượng xấu
Tổng hợp các loại cây leo ban công chịu nắng tốt, dễ trồng cho nhà hướng Tây
1.Cây hoa hồng leo
Đây là loại cây leo phổ biển và được nhiều gia đình lựa chọn. Hoa hồng leo thuộc nhóm cây thân gỗ cao từ 1 - 10m, thân có gai nhọn, lá hình răng cưa, tán lá rậm rạp, hoa nhiều màu sắc sặc sỡ, có hương thơm dễ chịu.
Loại cây này được gieo hạt hoặc triết cành, ưa nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên, vì vậy rất thích hợp để trồng ở ban công. Hãy làm giàn để cây leo và uốn thân cây theo sở thích để có một giàn hồng leo mát mẻ.
Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Mùi hoa thơm thoang thoảng mang lại không khí ấm áp cho ngôi nhà, có ý nghĩa giữ lửa tình yêu, hạnh phúc bền lâu.
2. Cây hoa sư tử quân
Cây hoa sư tử quân có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Phi. Khi du nhập về Việt nam, loài hoa này nở thành chùm có màu hồng nhạt hoặc trắng đỏ.
Hoa sư tử quân tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường, sức sống bền chặt. Tán lá xanh to, hoa nở thành chùm tạo nên một tiểu cảnh bắt mắt và nhẹ nhàng. Trồng loại cây này ở ban công, giúp ban công nhà bạn luôn xanh mát và dễ chịu.
3. Cây hoa giấy
Cây hoa giấy hay còn gọi là cây bông giấy, cây móc diều là một loài hoa có nguồn gốc từ Brazil và phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới.
Giống cây này chịu hạn rất tốt, cho hoa quanh năm. Hoa giấy mỏng manh đúng như tên gọi, hoa có màu hồng, trắng, vàng, đỏ,...Mỗi màu hoa lại có một ý nghĩ riêng, tựu chung lại hoa giấy mang ý nghĩa đủ đầy, may mắn và hạnh phúc. Trong dân gian còn tương truyền loại hoa này có khả năng xua đuổi tà ma, ngăn chặn điềm xấu.
4. Cây thường xuân
Nhắc đến thường xuân chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh tán lá xanh rì bao trùm khắp tường nhà, ban công.
Thân cây thường xuân mọc thành từng đốt, mỗi đốt lại mọc thành các nhánh khác nhau bám chắc vào ban công,nhìn từ xa giống như một lớp bạt che mưa nắng màu xanh lá cây bắt mắt. Không chỉ khả năng ngăn chặn khói bụi, thanh lọc không khí mà cây thường xuân còn được biết đến như một dược liệu. Về mặt phong thuỷ, loài cây này tượng trưng cho sự gắn kết lâu dài, tình cảm chân thành nên hay được dùng làm quà tặng.
5. Cây cúc tần Ấn Độ
Đây là loài cây dây leo thuộc họ Cúc, rất dễ trồng và phát triển mạnh mẽ, chúng được trồng trên giàn được giăng sẵn ở ban công hoặc sân vườn.
Trồng cây cúc tần Ấn Độ trong nhà mang lại cho gia chủ cảm giác tươi mới, tích cực, mọi sự hanh thông, gắn kết cùng nhau phát triển
Loài cây này trồng bằng phương pháp giâm cành, mỗi cành dài khoảng 50cm, cắm vào đất đã tưới ẩm nước, sau một thời gian cây sẽ ra lá và leo lên giàn.
6.Cây hoa thiên lý đỏ
Cây hoa thiên lý có sức sống mãnh liệt, có khả năng chịu đựng được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên được trồng khá phổ biến ở các vùng miền khác nhau. Cây có thể chịu hạn nên có thể trồng cả ở những nơi đất khô, sỏi đá.
Bên cạnh đó cây rất ưa nắng nên có thể trồng vắt lên hàng rào, ban công, sân thượng, giàn che trong sân vườn. Vừa có tác dụng làm đẹp, đồng thời còn có tác dụng làm một tấm rèm che nắng cho sân vườn. Mùa hoa nở thì tấm rèm xanh phủ lên một màu đỏ rực rỡ, tô điểm thêm màu sắc tươi sáng cho cả khu vườn.
7. Cây móng cọp
Cây móng cọp thuộc họ đậu - cánh bướm, loài cây có tên là “móng cọp” bởi vì hình dáng của hoa này rất hùng dũng, mạnh mẽ và những cánh hoa thì cong vút lên như móng của loài cọp.
Hoa móng cọp có màu xanh, đỏ vàng,... tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh và cá tính mạnh mẽ. Tuy hoa mọc theo chiều rủ xuống nhưng các cánh hoa lại đua nhau mọc hướng lên thể hiện cho sự vượt lên nghịch cảnh, hướng đến những điều tốt đẹp.
Cây móng cọp thường được trồng trên giàn có thể giúp cản bớt ánh nắng mặt trời, giúp cho không gian thêm phần mát mẻ.
8.
8. Cây mai hoàng yến
Cây còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây mai nhật, hoa kim đồng hay kim đồng vàng, hoa ghen,... Loại cây này trồng ở ban công để che nắng, tạo không gian xanh mát, tăng thêm cảnh quan cho nhà cửa.
Về mặt phong thuỷ, trồng loài cây trong nhà với niềm hy vọng đón nhiều may mắn, thành công cho gia chủ trong công việc và cuộc sống. Hơn nữa, loài hoa này trồng ở trước cổng nhà sẽ giúp đẩy lùi những điềm gở cho gia đình.
Hoa màu vàng tươi sáng nở dưới trời nắng trông rất bắt mắt và tươi mới.
9. Cây hoa tử đằng
Loài hoa này có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Hoa nở thành chùm màu tím nhẹ nhàng thuần khiết, thể hiện cho tình yêu thuỷ chung, son sắt.
Hoa tử đằng sở hữu vẻ ngoài tuyệt đẹp nhưng cũng chứa một lượng độc tố lớn trên khắp cây trừ phần hoa. Và nếu như bạn ăn phải lá hay quả của hoa tử đằng thì sẽ dẫn đến các tình trạng như tiêu chảy, đau bụng và có thể lấy mạng người nếu không được chữa trị kịp thời. Thế nên, khi phát hiện người bị trúng độc do tử đằng thì nên đưa ngay đến bệnh viện để kịp thời xử lý.
Tuy nhiên, trong y học thì sau khi được xử lý đúng kỹ thuật thì cây tử đằng thì vỏ hoa và thân có thể dùng trong việc làm thuốc giúp tiêu độc khử trùng rất hiệu quả.
10. Cây tơ hồng thái
Đặc trưng của giống cây này là có bộ rễ phát triển mạnh, mọc dài xuống dưới giống như một lớp rèm che nắng, rất thích hơp để trồng ở ban công.
Theo phong thuỷ cây tơ hồng thái thể hiện sự gắn kết, yêu thương, đùm boc lẫn nhau trong gia đình.
Trong y học, cây này được sử dụng như một dược liệu, hỗ trợ điều kinh, lợi tiểu long đờm hay mẩm ngứa, loét da, bị bỏng,..
Những lưu ý khi trồng và chăm sóc các loài cây leo ban công?
Đa phần cây leo ban công là những loại cây dễ trồng và chăm sóc. Vì diện tích nhỏ nên các cây leo ban công thường được trồng trong chậu đất đặt ở một góc ban công. Khi cây lớn lên sẽ leo lên giàn đã được làm sẵn tạo thành một lá chắn vững chắc giúp cản bụi bẩn và côn trùng.
Ngoài ra, đây còn là một phương án tạo ra bóng mát tối ưu cho ban công nhà bạn.
Đối với các loài cây leo cho hoa thì ngoài tạo lớp lá chắn tự nhiên thanh lọc không khí nó còn tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp trang trí cho căn nhà.
Ban công sẽ trở thành nơi thư giãn, chụp ảnh của các thành viên trong gia đình.
Mẹo chọn cây leo ban công:
-
Chọn những giống cây có hoa và có tán cây phủ kín giàn. Điều này giúp cho ban công vừa có bóng mát vừa cho ra hoa để trang trí;
-
Chọn loại cây có thể trồng trong chậu nhưng vẫn phát triển tốt như: hoa hồng leo, hoa giấy…
-
Lựa chọn những giống cây có khả năng chịu hạn tốt, có thân mọng nước, vì ban công là nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Đặc biệt là ban công hướng tây.
Cách trồng cây leo ban công chịu nắng tốt:
-
Sau khi chọn được giống cây thích hợp chúng ta sẽ tiến hành trồng cây, để thuận tiện cho việc trồng và chăm sóc thì chúng ta nên chuẩn bị chậu, đất,phân bón, dụng cụ xới đất và tưới cây.
-
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây là vào mùa xuân, khí hậu mát mẻ, độ ẩm phù hợp. Tuy nhiên, các cây leo ban công rất để sinh trưởng nên chỉ cần trồng vào khoảng thời gian mát trời trong ngày và tưới nước đầy đủ thì cây sống.
-
Tuỳ vào từng loại cây mà trồng theo phương pháp gieo hạt hay giâm cành. Sau khi trồng xong nên che đậy để tránh chuột hay côn trùng phá cây non.
-
Sau khi trồng khoảng 2-4 tuần cây con sẽ dài khoảng 30cm, tuy nhiên thân cây khá mềm nên cần cành thép để cố định lại, cho cây leo lên giàn.
Cách chăm sóc cây leo ban công?
Một quy trình chăm sóc cây leo ban công bao gồm việc tưới nước, bón phân và cắt tỉa. Tuy không quá khó và đòi hỏi kỹ thuật nhưng bạn cần chú ý những điểm sau để việc chăm sóc đạt được hiệu quả
- Tưới nước: Cần tưới nước thường xuyên, đều đặn cho cây. Mật độ tưới không cần quá dày, vào mùa khô, cách 1 - 2 ngày cần tưới một lần, mùa đông có thể từ 3 - 5 ngày. Lượng nước không cần quá nhiều, đủ làm ẩm đất trong chậu là được.
- Bón phân: Việc bón phân cho cây cũng cần thực hiện theo từng thời điểm nhất định. Khi cây được 1 tháng tuổi, bón 1 nắm phân hữu cơ để cây có đủ dưỡng chất cho việc phát triển. Từ đó về sau, cách 3 tháng cần bổ sung phân một lần. Nếu là cây leo có hoa, bổ sung photpho, kali để hoa nở đều và lâu tàn.
- Cắt tỉa: Cây cũng cần được cắt tỉa thường xuyên. Chú ý loại bỏ những cành già, lá sâu hoặc những bông hoa đã tàn để không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và mội trường xung quanh.
Nên chọn trồng cây leo ban công chịu nắng nào cho nhà hướng Tây?
Trên đây là những gợi ý của chúng tôi về những loại cây leo ban công chịu nắng tốt cho nhà hướng tây phổ biến hiện nay.
Theo chúng tôi, để vừa đẹp lại vừa dễ chăm sóc thì việc trồng các loại cây hoa giấy vừa dễ trồng mà lại rất đẹp. Cả ban công được che phủ bởi tán hoa giấy cùng màu hoa hồng đỏ rực rỡ nhìn rất bắt mắt. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã chọn cho mình được cây leo ưng ý cho ban công nhà mình!
Xem thêm:
- Mẫu lưới an toàn ban công chung cư chính hãng giá rẻ
- Ban công hướng Đông trồng cây gì dễ sống dễ chăm
- Ban công hướng bắc nên trồng cây gì dễ trồng, lại đẹp
- Ban công nên trồng cây hoa gì vừa đẹp vừa chịu nắng tốt