Cách làm bánh tẻ truyền thống nay trở nên thật đơn giản với công thức của Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu). Đây là một món ăn dân dã rất được ưa chuộng vào dịp Tết, ngày rằm hoặc ngày giỗ, từng là sản vật để tiến vua tại vùng đất Lam Kinh của xứ Thanh. Nếu có dịp vào bếp trổ tài khéo tay, bạn hãy thử làm theo công thức gói bánh tẻ sau đây nhé, đảm bảo mọi người sẽ tấm tắc khen ngon!
Bánh tẻ, món ăn dân dã của xứ Thanh. Ảnh: Internet
Bánh tẻ hay còn có các tên gọi khác như bánh lá, bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa. Người dân vùng đất Thanh Hóa đã chắt lọc những hạt gạo ngon nhất để làm nên những chiếc bánh có hương vị riêng để dâng lên các vị vua.
Cách làm bánh tẻ dẻo thơm đậm đà, đúng chuẩn
Nguyên liệu
Các bước thực hiện
Sơ chế nguyên liệu
Gạo tẻ thơm ngâm - 4 tiếng thì đem xay với nước vôi trong. Sau đó, cho lên bếp đun và khuấy đều tay với lửa nhỏ cho đến khi bột chín khoảng 50% thì cho vào thêm 1 thìa cà phê hạt nêm, ¼ thìa cà phê muối, 1 thìa canh dầu ăn.
Gạo tẻ ngâm rồi vo thật sạch trước khi xay để giữ bánh lâu thiu
Bạn tiếp tục khuấy bột, đến khi bột hơi quánh lại thì bắc nồi xuống đánh cho thật đều khoảng 20 phút nữa là được.
Làm nhân bánh tẻ
Thịt ba chỉ sơ chế sạch, thái hạt lựu rồi ướp cùng một chút muối, đường và hạt tiêu, ướp trong vòng 15 phút. Mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ. Hành khô sơ chế, thái nhỏ rồi phi thơm.
Thịt ba rọi cắt nhỏ sau khi sơ chế sạch và để ráo
Bắc chảo lên bếp, phi thơm một muỗng canh dầu ăn, cho tất cả các nguyên liệu vào xào, nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp.
Gói bánh
Trước khi gói bánh, lá dong phải được rửa nhiều lần với nước sạch, để ráo và lau khô bằng khăn sạch.
Lá dong trải ra, bạn xoa một chút dầu ăn rồi dùng thìa xúc một phần bột vừa đủ lên lá dong, dàn bột mỏng ra, rải nhân dọc bánh. Gói ấp mép lá rồi rê mép lá cho bánh tròn, chặt không bị thừa bột ra ngoài rồi cuốn tròn, gấp 2 đầu, cuối cùng cuốn chặt lại bằng dây.
Trải đều nhân bánh theo chiều dọc. Ảnh: Internet
Gói bánh sao cho hai đầu bánh thuôn dài, phần giữa gồ lên để thành chiếc bánh giống với cái răng bừa. Bạn có thể dùng dây lạt để buộc bánh hoặc dùng dây ni - lông thay thế vừa nhanh vừa đẹp mắt.
Bánh tẻ sau khi gói xong, tiếp theo sẽ mang đi hấp chín. Ảnh: Internet
Hấp bánh tẻ
Bạn chuẩn bị nồi hấp, đến khi nước sôi thì xếp bánh tẻ vào nồi, hấp khoảng 30 phút là bánh chín.
Bánh tẻ sau khi hấp phải ăn nóng mới ngon, bạn nhẹ nhàng dùng tay bóp lớp lá, hương thơm đượm sẽ từ vỏ bánh tỏa ra, quyện cùng hương thơm thanh mát của lá dong.
Tùy theo sở thích, bạn có thể dùng bánh tẻ cùng tương ớt hoặc chấm cùng nước mắm ớt.
Chấm cùng tương ớt sẽ làm tăng thêm hương vị cho món bánh tẻ. Ảnh: Internet
Yêu cầu thành phẩm
Ai từng dùng qua bánh răng bừa, sẽ không thể nào quên được vị ngọt từ thịt, mùi thơm của hành, độ giòn của mộc nhĩ, vị béo và dẻo dai một cách tự nhiên của bột gạo tẻ mà không cần dùng hàn the.
Khi thưởng thức bánh tẻ, nếu cảm nhận được những hương vị thơm ngon như vậy thì bạn đã thực hiện thành công món ăn này rồi đấy!
Lưu ý khi làm bánh tẻ ngay tại nhà
Cách chọn nguyên liệu
- Chọn gạo tẻ có mùi thơm, độ dẻo vừa phải để làm bánh răng bừa.
- Thịt lợn có màu đỏ tươi, có độ đàn hồi và không xuất hiện mùi lạ.
- Nếu không có lá dong, bạn có thể thay thế bằng lá chuối để gói bánh tẻ.
- Bạn muốn thay đổi nguyên liệu thành bánh chay thì không cần dùng thịt ba rọi, thay vào đó là nấm hương băm nhỏ, mộc nhĩ xào cùng hành phi và xì dầu để làm nhân bánh.
Bánh tẻ được gói bằng lá chuối. Ảnh: Internet
Cách bảo quản bánh tẻ
Mọi người thường thắc mắc bánh tẻ sẽ bảo quản được bao lâu sau khi hấp, thực tế nếu trời lạnh bạn có thể để bánh ở nơi thoáng khí, không ẩm ướt trong khoảng 3 ngày. Nếu tiết trời quá nóng bức, hết ngày bạn cho vào tủ mát, lúc ăn hấp lại là ngon nhất. Như vậy, bạn tẻ có thể dùng được từ 4 - 5 ngày.
Cách làm bánh tẻ thật quá đơn giản phải không nào! Cắn một miếng bánh, bạn sẽ cảm nhận được bao nhiêu tinh hoa của đất trời và cứ muốn thưởng thức mãi không thôi.