Không giống với khái niệm chín chỉ xoay quanh 3 cấp độ sống, tái, chín ở Việt Nam, bò bít tết chuẩn châu Âu có tới 7 cấp độ chín mang đến những hương vị đặc biệt khác nhau.
Có xuất xứ từ phương Tây, món bò bít tết (beefsteak) rất được ưa chuộng tại châu Âu, châu Mỹ và cũng đồng thời là món ăn quen thuộc trong ẩm thực hiện đại của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ món ăn này là gì và các cấp độ chín (Doneness) tiêu chuẩn. Hãy cùng tìm hiểu với PasGo nhé!
Bò bít tết là gì?
Bò bít tết (Beefsteak trong tiếng Anh hoặc bifteck trong tiếng Pháp) được chế biến từ thịt thăn bò. Thịt được cắt ngang thớ, mỏng từ 1-5 cm, loại bỏ gân và làm mềm. Sau đó cho thêm các loại gia vị và nước dùng chuyên dụng và chiên hoặc nướng hai mặt. Món này thể ăn kèm sốt, hành tây, khoai tây chiên, salad,...
Xem cách làm Tại đây.
Các cấp độ chín của bò bít tết và cách nhận biết
Có tới 7 cấp độ chín khác nhau và để phân biệt, ta có thể quan sát, cắt ra xem màu sắc hoặc dùng tay chạm vào để nhận biết nhiệt độ, độ mềm của thịt.
1. Raw - Bít tết từ thịt sống chưa qua nấu nướng
Raw là kiểu bít tết sống hoàn toàn. Với cấp độ này, các đầu bếp thường làm món Steak Tartare hay còn gọi là Beefsteak kiểu Pháp : băm nhuyễn thịt bò và ướp gia vị gồm muối, tiêu, hành lá, lòng đỏ trứng gà,... Đây là loại bít tết không phổ biến ở Việt Nam.
Món ăn này phù hợp với những người có khẩu vị mạnh như người châu Mỹ
2. Blue rare - Bít tết tái sống, thịt chín 10%
Thịt thăn bò được nướng từ vài giây đến 1 phút để đạt độ chín 10%. Bề mặt beefsteak hơi xém và bên trong vẫn còn lạnh, nhiệt độ thịt khá thấp từ 10 - 29 độ C. Khi cắt ra, thịt có màu đỏ tươi và rất nhiều nước. Để kích thích vị giác, có thể vắt thêm chanh hoặc chấm sốt tiêu xanh .
3. Rare - Bít tết tái, thịt chín 25%
Thịt được nướng sơ qua khoảng 2 - 2,5 phút cho cháy xém bên ngoài. Phần thịt bên trong hơi ấm khoảng 30-51 độ C, phần giữa còn màu đỏ tươi và mọng nước. Phần bên ngoài có hương vị hơi nồng.
Nên chọn miếng thịt có độ dày khoảng 1 đốt ngón tay khi ăn tái
4. Medium rare - Bít tết tái chín, thịt chín 50%
Để đạt đến mức Tái chín cần nướng mỗi mặt thịt từ 2-4 phút, thịt chín 50% cân bằng giữa 2 trạng thái chín và sống. Bề mặt bò bít tết cháy xém, bên trong ấm hoàn toàn khoảng 57-63 độ C.
Món beefsteak cấp độ chín Medium rare được nhiều người phương Tây lựa chọn
Độ chín của thịt tăng dần, bề mặt thịt sẽ có màu nâu, phần bên trong không có màu đỏ tươi như cấp độ rare mà sẽ nhạt đi, chuyển sang tái hồng. Phần thịt màu hồng nhiều hơn, ít mọng nước so với độ chín ở trên.
5. Medium - Bít tết chín vừa, thịt chín 75%
Thịt được nướng kĩ khoảng 4-6 phút mỗi mặt thịt để đạt độ chín 75%. Lúc này thịt đã cháy xém bên ngoài, có màu nâu đậm. Bên trong nóng và có nhiệt độ từ 63-68%. Thịt chỉ còn ánh hồng nhẹ, không có màu đỏ.
Bít tết chín vừa yêu cầu đầu bếp cần canh thời gian thật chuẩn
Bít tết đạt độ chín tái vừa tới, có độ ẩm ngọt bên trong. Đây là cấp độ bít tết được nhiều khách châu Á lựa chọn vì độ chín tái vừa tới, thịt nóng nhưng vẫn còn độ ẩm bên trong.
6. Medium well - Bít tết chín tới, thịt chín 90%
Miếng beefsteak có màu nâu tái và miếng thịt không còn nước, nhiệt độ thịt nóng ở 72-77 độ C khi nướng xong.
7. Well done - Bít tết chín hoàn toàn 100%
Thịt chín hoàn toàn, có màu nâu phần bên ngoài hơi cháy xém nhưng không quá khô. Bên trong thịt chín hoàn toán với nhiệt độ từ 77 độ C trở lên. Thịt ráo, có màu nâu và mùi thơm hấp dẫn nhất trong các mức chín. Tuy vậy, thịt không sẽ không mềm và mọng nước như các mức chín đã đề cập ở trên.
Để đạt độ chín này, mỗi mặt cần nướng 10 phút mỗi mặt.
Độ chín của thịt là yếu tố quan trọng quyết định hương vị của món bò bít tết. Không chỉ áp dụng với thịt bò, các cấp độ chín này cũng có thể áp dụng với thịt cừu, lợn, bê, hải sản,... Với bài viết trên, PasGo hy vọng đã giúp ích một phần cho bạn khi thưởng thức món bít tết. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy chia sẻ và review nhé!
Chúc bạn ngon miệng!
Bài viết tương tự: