Ngộ độc thực phẩm là tình trạng rất dễ gặp phải và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Khi bị ngộ độc thức ăn, cơ thể đã bị tấn công bởi nấm, vi khuẩn từ thực phẩm gây nên các triệu chứng rất khó chịu. Để sức khỏe nhanh hồi phục cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng ngay sau đó. Vậy ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn đã ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh. Đa số tình trạng trúng thực đều xuất phát từ thức ăn ôi thiu, có chứa nấm mốc. Tuỳ vào mức độ ngộ độc mà biểu hiện sẽ khác nhau. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến thường là buồn nôn, hay ói mửa, đau bụng, đi tiêu phân lỏng, sốt cũng như kiệt sức, mất nước. Thực tế các triệu chứng ngộ độc có thể diễn ra ngay sau vài giờ ăn tuy nhiên có một số trường hợp bạn sẽ khởi phát dấu hiệu sau vài ngày thậm chí vài tuần.
Trước khi quan tâm đến vấn đề ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, bạn cần quan tâm đến những nguyên nhân có thể gây ngộ độc thực phẩm:
- Thực phẩm chứa sẵn các độc tố gây hại cho cơ thể.
- Thực phẩm bị nhiễm khuẩn như nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, nấm mốc thậm chí hoá chất.
- Thực phẩm để lâu bị ôi thiu và nổi nấm mốc.
Đa phần các thực phẩm được chế biến hằng ngày dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn hơn so với thực phẩm chế biến sẵn. Nhưng vẫn có trường hợp các thực phẩm chế biến sẵn bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất và đóng gói.
Một số đối tượng thực sự nguy hiểm khi bị ngộ độc thực phẩm phải kể đến:
- Người cao tuổi: Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể đã bị yếu đi và sẽ phản ứng rất “yếu ớt” trước vi khuẩn.
- Mang thai: Quá trình mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ bầu nhạy cảm hơn. Khi bạn bị ngộ độc thực phẩm trong lúc mang thai, các triệu chứng trúng thực sẽ tệ hơn thậm chí ảnh hưởng đến thai nhi.
- Trẻ nhỏ: Trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nến rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn.
- Người mắc bệnh mãn tính: Nếu bạn đang mắc đái tháo đường, bệnh gan, hoặc mắc HIV/AIDS thì khả năng miễn dịch rất kém và khi bị trúng thực sẽ rất dễ bị kiệt sức.
Tóm lại ngộ độc thực phẩm là hiện tượng không thể chủ quan. Ngay khi có những dấu hiệu như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt thì phải ngay lập tức thực hiện các biện pháp sơ cứu tại nhà và đến cơ sở y tế để được thăm khám. Đặc biệt nếu nôn mửa hay đi tiêu ra máu hơn 3 ngày, sốt cao trên 38 độ C kèm các tình trạng như hoa mắt, chóng mặt, các cơ yếu đi, tay chân lạnh thì buộc phải được can thiệp bởi y khoa.
Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Trước lúc đi khám bác sĩ, nếu bản thân xuất hiện các triệu chứng trúng thực, người ngộ độc thức ăn phải nôn hết thức ăn đã ăn vào và uống oresol để bù nước. Đặc biệt nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng co giật, khó thở buộc phải hô hấp nhân tạo và nhanh chóng đưa bệnh nhân vào bệnh viện để cấp cứu.
Ngay sau khi đã qua được cơn trúng thực, rất nhiều người chủ quan và ngay lập tức dung nạp các loại thực phẩm hay ăn thường ngày từ đó khiến tình trạng sức khoẻ thêm tồi tệ. Vậy sau khi ngộ độc thực phẩm, những thức ăn nào sẽ phù hợp với người bệnh?
- Thức ăn chế biến nhạt: Khi ngộ độc thực phẩm khiến đường ruột trở nên nhạy cảm, vậy nên ăn những món ăn nhẹ và ít gia vị sẽ làm “xoa dịu” đường ruột. Đặc biệt hãy cân nhắc chọn các thức ăn ít chất béo, giàu chất xơ như khoai tây, mật ong, chuối, cháo yến mạch.
- Thức uống có chứa pedialyte: Hầu hết những ai bị trúng thực đều bị mất nước. Vậy nên lúc này cần bù nước và chất điện giải để cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe. Bạn có thể bổ sung các thức uống chứa pedialyte để bù nước nhanh nhất có thể.
- Sữa chua: Trong sữa chua có chứa các men vi sinh và lợi khuẩn tốt cho hệ đường ruột. Bổ sung thực phẩm này sẽ cải thiện sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hoá.
Sau khi biết được ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, ta cần quan tâm hơn đến các thực phẩm nên kiêng ngay sau khi bị trúng thực:
- Thức ăn giàu đạm: Chất đạm sẽ khó tiêu hơn cả tinh bột. Sau khi bị ngộ độc thức ăn, dạ dày còn yếu nên nếu bạn ăn ngay trứng, thịt bò, cá béo thì sẽ khiến hệ tiêu hoá thêm “gánh nặng”.
- Thức ăn giàu chất béo: Các thực phẩm giàu chất béo xấu như bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến bệnh nhân thêm khó tiêu, thậm chí có nguy cơ bị ngộ độc lại lần nữa.
- Thực phẩm giàu axit: Thông thường, sau khi ốm dậy nhiều người được khuyên hãy bổ sung nhiều trái cây, đặc biệt là cam, quýt, bưởi để tăng sức đề kháng. Tuy nhiên với người bị trúng thực thì không nên bởi chúng sẽ gia tăng mức độ ợ chua, ợ nóng và gây khó chịu cho người bệnh.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả
Dưới đây là một số cách để phòng tránh ngộ độc thực phẩm mà bạn cần lưu ý:
Luôn rửa sạch thực phẩm
Dù bạn mua thực phẩm ở đâu thì buộc phải làm sạch trước khi chế biến. Đặc biệt các loại trái cây, rau xanh ăn trực tiếp không qua xử lý nhiệt thì phải làm sạch thật kỹ. Với những nguyên liệu như thịt, cá, bạn cần rửa sạch và tốt nhất là chế biến chúng ngay sau đó và chỉ ăn trong ngày.
Bảo quản thức ăn đúng cách
Với nhiệt độ bình thường, thực phẩm rất nhanh hỏng. Vậy nên cần bảo quản thức ăn vào túi zip và để trong ngăn mát tủ lạnh. Đối với rau củ, hãy bỏ đi phần hỏng trước khi bảo quản. Với thịt, cá cần rửa sạch và cho vào hộp kín để ở ngăn đông tủ lạnh. Hạn chế tối đa bảo quản thực phẩm đã chế biến và nếu có hãy để chúng trong hộp kín có nắp đậy và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
Nấu chín thức ăn
Thay vì thắc mắc sau ngộ độc thực phẩm nên ăn gì thì cần nắm rõ nguyên lý phòng trúng thực hằng ngày. Tốt nhất hãy nấu chín thức ăn ở nhiệt độ từ 60 - 100 độ C tuỳ thực phẩm. Ngoài ra nên dùng thực phẩm được chế biến như luộc, hấp, nấu súp hơn là ăn sống hay làm gỏi.
Ăn uống đúng mực
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát việc bị ngộ độc thực phẩm bằng cách ăn uống đúng lúc, đúng lượng. Hãy ăn no 80% và ăn đúng giờ. Cần cho dạ dày nghỉ ngơi bằng cách hạn chế ăn trong vài giờ. Uống nước từng ngụm nhỏ và hạn chế uống thức uống có cồn hay caffeine. Tốt nhất nên chọn thực phẩm lành tính, được nấu chín để ăn.
Tự nấu ăn
Việc thường xuyên ăn tại các quán, nhà hàng sẽ khiến bạn có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm. Tự nấu ăn tại nhà giúp bạn kiểm soát được mọi công đoạn trước khi món ăn được hoàn thành. Bạn nên mua thực phẩm tươi, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng và luôn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong chế biến hãy đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn sạch sẽ và luôn rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề ngộ độc thực phẩm nên ăn gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về các dấu hiệu khi bị trúng thực, biết đâu là thực phẩm nên ăn và nên kiêng sau khi bị ngộ độc. Ngoài ra đừng chủ quan trước tình trạng ngộ độc thức ăn nhẹ cũng như chủ động phòng bệnh.
Xem thêm: Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà bạn có thể tham khảo