Matching headings là gì?
Matching heading IELTS Reading là dạng bài yêu cầu học viên phải chọn tiêu đề (heading) phù hợp với ý chính của từng đoạn văn trong bài. Heading thường được đánh số La Mã (i, ii, iii,...) còn đoạn văn được đánh theo bảng chữ cái (A, B, C…).
Lưu ý: Thường số headings sẽ có nhiều hơn số đoạn văn => Sẽ có heading dư.
Đây là format dạng Matching headings trong Reading IELTS.
Trong IELTS Reading, các dạng bài như Matching Headings, Information Matching và Matching Sentence Endings đều đòi hỏi kỹ năng đọc hiểu và phân loại thông tin.
Trong khi Matching Headings yêu cầu chọn tiêu đề phù hợp cho các đoạn văn, Information Matching đòi hỏi ghép thông tin được đưa ra với thông tin tương ứng trong bài đọc, và Matching Sentence Endings đòi hỏi hoàn thành câu bằng cách nối cuối câu với phần đầu câu cho trước.
Mỗi dạng bài có mục tiêu và cách tiếp cận riêng, nhưng đều cần sự hiểu biết sâu rộng về nội dung bài đọc và kỹ năng phân tích thông tin.
Cùng tìm hiểu tổng quan về dạng bài Matching headings trong video sau.
Việc lựa chọn chiến lược làm bài phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và tốc độ hoàn thành bài thi của bạn. Mời bạn xem tiếp chi tiết 2 cách làm trong phần tiếp theo.
Chiến lược 1: Đọc văn bản trước, tiêu đề đọc sau
Có 2 bước cụ thể làm dạng bài Matching Headings IELTS khi bạn chọn đọc văn bản trước.
Bước 1: Đọc từng đoạn theo Linearthinking và tóm tắt main idea của đoạn đó. (Nhớ là ở bước này mình không cần đọc list of headings trước nhé!)
Bước 2: Lần lượt so sánh main idea (ý chính) của đoạn với nghĩa của từng heading => Nhớ là so sánh về nghĩa chứ không phải chăm chăm cắm đầu đi tìm từ khóa giống nhau.
Bước 3: Chọn heading có nghĩa sát với main idea của đoạn nhất.
DOL sẽ hướng dẫn bạn cách làm bước 1 và 2 thật chậm rãi chi tiết.
Bước 1: Đọc từng đoạn
Hãy đọc từng đoạn trước theo Linearthinking và tóm tắt ý chính của đoạn đó.
Việc đọc một đoạn văn dài và nhiều cấu trúc ngữ pháp phức phức tạp thường gây khó khăn cho học viên. Do đó, DOL đã phát triển ra phương pháp Linearthinking để giải quyết vấn đề nhức nhối khi người Việt học tiếng Anh đó là: Simplify và Read Connection.
1. Simplify: là phương pháp đơn giản hóa một câu phức tạp bằng cách loại bỏ các thành phần không cần thiết trong câu, khiến câu trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn.
Áp dụng 2 bước của Linearthinking vào đoạn văn trên.
Khi đơn giản hóa câu, có 3 bước chính.
Nghĩ về cấu trúc câu: xác định chủ ngữ, động từ, tân ngữ và các thành phần phụ khác
Tìm thành phần chính: xác định những thành phần quan trọng để hiểu ý nghĩa của câu
Rút gọn Verb (sử dụng Verb Pattern): sử dụng các mẫu động từ để rút gọn các cụm động từ phức tạp và viết lại câu với cấu trúc đơn giản và dễ hiểu hơn.
2. Read connection: là công cụ hiệu quả giúp bạn tóm tắt và ghi nhớ nội dung một cách dễ dàng. Để đọc được mối quan hệ giữa hai câu cần chú ý một số điều sau.
Từ nối: xác định các từ nối thể hiện mối quan hệ tương phản, đồng nghĩa hay bổ nghĩa giữa hai câu.
Lặp lại thông tin: chú ý xem câu sau có lặp lại thông tin từ câu trước hay không
Paraphrasing: Tìm kiếm các cách diễn đạt khác nhau cho cùng một thông tin trong hai câu.
Theo như 2 phương pháp trên, ta áp dụng đọc đoạn A bên dưới.
Bước 1. Simplify - Đơn giản hóa câu bằng cách loại bỏ các thành phần thừa hoặc không quan trọng trong câu.
Đoạn văn sau khi được đơn giản hoá còn lại như sau.
1 We all know how it feels => phần sau giải thích cảm giác của boredom => ko cần hiểu kỹ
2 But defining boredom so that it can be studied in the lab has proved difficult
3 it can include a lot of other mental states => vế sau liệt kê => ko cần hiểu kỹ
4 There isn't even agreement over whether boredom is always a low-energy, flat kind of emotion or whether feeling agitated and restless counts as boredom, too
5 Peter Toohey compares it to disgust.
6 If disgust protects humans from infection , boredom may protect them from "infectious" social situations
Bước 2: Read connection - Đọc mối liên hệ giữa các câu để tóm lại nội dung chính của đoạn
Những câu trong đoạn liên kết với nhau theo cấu trúc sau.
Câu 1 + 2 We all know how boredom feels but it is difficult to study it in the lab
Câu 3 For a start, [first reason why it is difficult to study in the lab]
Câu 4 [second reason why it is difficult to study in the lab]
Câu 5 [third reason why it is difficult to study in the lab]
→ Main idea: Why it is difficult to study boredom in the lab
Bước 2: Đối chiếu với heading và chọn đáp án
Ở bước này, bạn đối chiếu heading trong đề và chọn tiêu đề có nghĩa sát với main idea của đoạn nhất.
Đọc list of headings (tiêu đề được cho trong đề bài) và đối chiếu lại với Main idea vừa tìm được xem có cái nào phù hợp không nhé.
Sau khi so sánh với list of heading, có thể thấy Heading (iv) Problems with a scientific approach to boredom là phù hợp nhất.
Sau khi hoàn thành xong đoạn A, thí sinh có thể tiếp tục với đoạn B rồi!
Lưu ý: Nếu như ở bước 2 không thể chọn được heading phù hợp hoặc vẫn còn phân vân giữa hai headings thì đừng dừng lại ở đoạn này quá lâu mà hãy nhanh chóng "đánh dấu" lại đoạn này và chuyển sang đoạn tiếp theo nhé! Có thể những đoạn tiếp theo sẽ giúp bạn loại trừ được đáp án cho đoạn này đấy.
Chiến lược 2: Đọc tiêu đề trước, văn bản đọc sau
Có 5 bước cụ thể làm dạng bài Matching Headings khi bạn chọn cách đọc tiêu đề trước.
Đọc từng tiêu đề
Gạch chân các từ khóa trong câu tiêu đề
Xác định điểm giống và khác nhau giữa các tiêu đề
Đọc những câu đầu và cuối trong đoạn văn
Chọn tiêu đề phù hợp
Cùng phân tích ví dụ sau để hiểu rõ hơn về cách làm nhé!
Bước 1: Đọc từng tiêu đề
Việc đọc qua toàn bộ các tiêu đề trước khi bắt đầu đọc văn bản giúp bạn nắm bắt được nội dung chính của các tiêu đề.
Cách thực hiện.
Đọc lướt qua tất cả các tiêu đề.
Không cần phải hiểu rõ ý nghĩa của từng tiêu đề.
Chỉ cần xác định được các từ khóa và cụm từ quan trọng trong mỗi tiêu đề.
Bước 2: Gạch chân các từ khóa trong câu tiêu đề
Việc tìm và gạch chân từ khóa quan trọng trong mỗi tiêu đề giúp bạn.
Xác định được ý chính của tiêu đề.
So sánh tiêu đề với nội dung của các đoạn văn một cách dễ dàng hơn.
Tăng khả năng lựa chọn tiêu đề phù hợp cho mỗi đoạn văn.
Cách thực hiện.
Đọc kỹ từng tiêu đề.
Xác định các từ khóa quan trọng trong mỗi tiêu đề.
Gạch chân các từ khóa quan trọng.
Trong đó, các từ khóa quan trọng có thể là danh từ, động từ, tính từ,...
Phương pháp áp dụng.
Gạch chân: Gạch chân các từ khóa quan trọng trong mỗi tiêu đề.
Quét (Scanning): Tìm kiếm các từ khóa trong các đoạn văn và so sánh với các từ khóa trong tiêu đề.
Lưu ý.
Tránh gạch chân quá nhiều từ: Chỉ nên gạch chân các từ khóa quan trọng nhất.
Cẩn thận với các từ đồng nghĩa: Các từ đồng nghĩa có thể gây nhầm lẫn khi so sánh tiêu đề với nội dung của các đoạn văn.
Chú ý đến ngữ cảnh: Các từ khóa có thể có nghĩa khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau.
Xét List of Headings trong ví dụ, ta có những từ khóa đáng chú ý sau.
Bước 3: Xác định những điểm giống hoặc khác giữa các tiêu đề
So sánh các tiêu đề là một bước quan trọng trong quá trình làm bài Matching Headings. Việc này giúp bạn xác định được sự tương đồng hoặc khác biệt giữa các tiêu đề, từ đó lựa chọn tiêu đề phù hợp cho từng đoạn văn.
Cách thực hiện.
Đọc kỹ từng tiêu đề và xác định ý nghĩa của mỗi tiêu đề.
So sánh ý nghĩa của các tiêu đề với nhau.
Tìm kiếm các điểm chung và điểm khác biệt giữa ý nghĩa của các tiêu đề.
Như vậy, khi xét các từ khóa trong phần List of Headings, ta thấy có điểm chung duy nhất là về từ khóa "boredom" (sự chán chường). Do đó ta chỉ cần tập trung vào những từ khóa khác trong phần này để làm rõ được sự khác biệt trong nội dung.
Bước 4: Đọc những câu đầu và cuối trong đoạn văn
Tiếp theo bạn cần nắm bắt được ý chính của mỗi đoạn văn. Một cách đơn giản để làm điều này là đọc những câu đầu và cuối của mỗi đoạn văn.
Thông thường, câu đầu tiên sẽ giới thiệu chủ đề chính, trong khi câu cuối cùng sẽ tóm tắt hoặc kết luận nội dung của đoạn văn. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng tìm ra được câu trả lời trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Ví dụ.
→ Xét câu đầu và cuối của ví dụ, ta có nội dung về việc "sự nhàm chán" không có một định nghĩa cố định và nhiều nhà khoa học đưa ra các định nghĩa khác nhau.
Bước 5: Chọn tiêu đề phù hợp
Tiêu đề là ý chính của đoạn văn, do đó bạn hãy chọn những tiêu đề mang ý bao quát của toàn đoạn văn, không phải nội dung chứa một chi tiết nào đó.
Cách thực hiện.
1. So sánh các từ khóa trong tiêu đề với nội dung của đoạn văn.
Tìm kiếm các từ khóa trong nội dung của đoạn văn.
So sánh các từ khóa trong tiêu đề với các từ khóa trong nội dung của đoạn văn.
Lựa chọn tiêu đề có nhiều từ khóa nhất trùng khớp với nội dung của đoạn văn.
2. Đánh giá mức độ phù hợp của tiêu đề với nội dung của đoạn văn.
Cân nhắc xem tiêu đề có thể hiện đầy đủ nội dung của đoạn văn hay không.
Chú ý đến các chi tiết cụ thể trong tiêu đề và nội dung của đoạn văn.
Lựa chọn tiêu đề phù hợp nhất với nội dung của đoạn văn.
3. Sử dụng phương pháp loại trừ.
Loại trừ các tiêu đề không phù hợp với nội dung của đoạn văn.
So sánh các tiêu đề còn lại và lựa chọn tiêu đề phù hợp nhất.
Chiến thuật làm bài chung dạng Matching Headings.
Những vấn đề gây mất điểm khi làm IELTS Reading Matching và giải pháp
Dưới đây là 3 vấn đề lớn nhất thí sinh thường gặp phải khi đối mặt với dạng Matching headings cũng như cách giải quyết hiệu quả nhất của những vấn đề này.
Vấn đề 1: Đọc xong đoạn nhưng bị phân vân nhiều giữa các heading, thấy heading nào cũng đúng
Lý do: Xuất phát từ thói quen chăm chăm vào đọc và tìm từ khoá (keywords) giống nhau giữa bài đọc và heading mà không thật sự hiểu ý chính. Điều này dẫn đến trường hợp nhiều headings có từ khoá giống với từ khoá trong bài, khiến thí sinh phân vân.
Giải pháp: Thay vì đi skim/ scan từ khoá giống nhau giữa bài đọc và heading mà không hiểu đoạn nói gì, Linearthinking hướng dẫn học viên đọc mối liên hệ giữa các thông tin trong đoạn và tóm được ý chính của đoạn
Tìm hiểu thêm về Linearthinking trong Reading tại để áp dụng các dạng bài trong reading nhé!
Vấn đề 2: Đọc xong đoạn nhưng không thấy heading nào đúng hết
Lý do: Nếu đọc xong đoạn rồi mà vẫn không thấy heading nào phù hợp thì rất có thể thí sinh đã hiểu sai ý chính của đoạn. Lỗi này thường xuất phát từ việc thí sinh chỉ chăm chăm đọc câu đầu câu cuối mà bỏ nguyên phần còn lại của đoạn, dẫn tới hiểu sai hoàn toàn ý chính của đoạn văn.
Giải pháp: Để nắm được ý chính thì không thể chỉ đọc câu đầu câu cuối được, nhưng nếu đọc cả đoạn thì mất thời gian => LinearThinking hướng dẫn cách đơn giản hoá nội dung từng câu, giúp việc đọc đoạn văn dài dòng trở nên nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn mà vẫn nắm được rõ ý chính của đoạn.
Vấn đề 3: Không biết phải làm Matching Heading trước hay sau, tốn rất nhiều thời gian với dạng này
Lý do: Nhiều thí sinh tốn rất rất nhiều thời gian cho dạng Matching heading này vì không có chiến thuật làm bài hợp lý, không nắm được “bản chất" của dạng bài này mà chỉ chăm chăm nhìn vào hình thức. => Nhìn vào list câu hỏi rất rối, không biết phải làm cái nào trước cái nào sau và dành bao nhiêu thời gian cho từng dạng câu hỏi.
Giải pháp: Thay vì chia thành 14 dạng theo hình thức, Linearthinking nhìn vào bản chất và chia những dạng câu hỏi này vào 2 nhóm duy nhất: Main Idea và Detail. Vì Matching headings là dạng câu hỏi Main idea nên sẽ tốn thời gian để đọc thông tin hơn, nhưng bù lại sau khi làm Matching headings kĩ rồi thì sẽ làm những dạng Detail nhanh hơn.
Nếu bạn không tự tin với câu trả lời mình đã chọn, hãy chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Bạn luôn có thể quay lại câu hỏi mà bạn đã không trả lời. Nó giúp bạn không lãng phí thời gian và kiệt quệ tinh thần.
Tips làm Matching Headings Reading
Khi làm dạng bài Matching Headings, bạn cần lưu ý một số điều sau đây.
Số lượng tiêu đề: Số lượng tiêu đề luôn nhiều hơn số lượng đoạn văn trong bài. Điều này có nghĩa là sẽ có một số tiêu đề không được sử dụng.
Thứ tự sắp xếp: Các tiêu đề không được sắp xếp theo thứ tự của các đoạn văn. Do đó, bạn cần đọc kỹ cả bài đọc và các tiêu đề trước khi bắt đầu làm bài.
Vốn từ và ngữ pháp: Mở rộng vốn từ và nắm chắc ngữ pháp là yếu tố quan trọng để hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của bài đọc. Nếu vốn từ và ngữ pháp hạn chế, bạn có thể gặp khó khăn trong việc xác định ý chính của các đoạn văn và lựa chọn tiêu đề phù hợp.
Quản lý thời gian: Tuyệt đối không dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Nếu bạn không chắc chắn hoặc không biết câu trả lời, hãy bỏ qua và quay lại giải quyết sau khi đã hoàn thành các câu hỏi khác.
Bài tập mẫu luyện Matching Headings
Để luyện tập dạng bài này, bạn có thể tham khảo các nguồn học liệu và bài tập thực hành trực tuyến.
Cùng DOL quan sát thử đề luyện tập Matching Headings Reading sau đây nhé!
Practice 1:
Practice 2:
Practice 3:
Tham khảo bài tập Matching Headings có đáp án pdf.
Các câu hỏi thường gặp khi làm Matching Heading
Bài viết này đã chỉ ra tổng quan dạng bài Matching Headings trong IELTS Reading cũng như liệt kê một số vấn đề và cách làm Matching Heading. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn thi IELTS cũng như đánh bay nỗi sợ Matching Headings nhé. Nếu vẫn còn "lăn tăn" muốn luyện tập thêm về dạng này thì hãy cùng vào ngay kho IELTS Reading Practice của DOL để luyện tập thêm và xem bài giải chi tiết cho từng bài tập nhé!