Bạn muốn trang trí nhà bằng một cây hoa giấy nhưng không biết chúng có phù hợp với phong thủy gia đình không? Ý nghĩa cây hoa giấy trong phong thủy là gì? Đặt vị trí nào để tránh được đại kỵ? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!
1. Đôi nét về cây hoa giấy
Cây hoa giấy (tên khoa học Bougainvillea) hay còn được gọi là cây bông giấy, cây móc diều. Đây là cây thân gỗ, hoa mọc thành chùm ở đầu cành với nhiều màu sắc khác nhau: hồng, tím, đỏ, cam, vàng, trắng,…
Thực chất, những “bông hoa” này là là ba chiếc lá bắc xếp lại với nhau. Phía trong là phần hoa nhỏ hình ống dài màu trắng hoặc vàng. Cây có thể mọc leo, tạo thành một mảng màu rực rỡ, bắt mắt quanh năm.
Hoa giấy là loại cây ưa nắng, chịu hạn tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Dựa trên nguồn gốc, đặc điểm mà người ta chia hoa giấy thành nhiều loại khác nhau:
-
- Nguồn gốc: hoa giấy Thái, Mỹ, Pháp, Ấn Độ; hoa giấy ta, hoa giấy rừng
- Cánh hoa: hoa giấy đơn, hoa giấy kép, hoa giấy chùm,…
- Màu sắc: tím, cam, đỏ, trắng, vàng, hồng, ngũ sắc, đổi màu,…
2. Ý nghĩa của cây hoa giấy trong phong thủy
Bên cạnh một vẻ đẹp hoàn mỹ, cây hoa giấy trong phong thủy còn mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp:
2.1. Ý nghĩa phong thủy của cây hoa giấy
Ngăn chặn tà khí, bảo vệ gia đình: Ý nghĩa phong thủy nổi bật của cây hoa giấy là khả năng ngăn chặn tà khí, xua đuổi tà ma. Đây chính là “hàng rào” bảo vệ gia đình khỏi những xui xẻo, đem lại sự bình an và may mắn.
Mang lại sự giàu có, thịnh vượng: Với dáng vẻ xum xuê, màu sắc tươi tắn, cây hoa giấy là biểu trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Tương truyền, có cây này trong nhà thì gia đình gặp nhiều vận may về tiền bạc, ăn nên làm ra.
Hỗ trợ tình duyên, gắn kết gia đình: Cây hoa giấy trong phong thủy mang nguồn năng lượng tích cực của tình duyên. Chúng giúp gắn kết các mối quan hệ trong gia đình thêm khăng khít, bền chặt.
Nếu trong nhà có người gặp trắc trở trong đường tình duyên hay muốn cải thiện tình cảm giữa vợ chồng, con cái. Bạn nhất định nên trồng một cây hoa giấy trong nhà!
Tạo ra không khí vui tươi, thúc đẩy sự sáng tạo
Sắc hoa tươi sáng mang đến sự vui tươi, tràn đầy sức sống cho không gian. Các thành viên trong gia đình nhờ vậy mà luôn yêu đời, lạc quan và vui vẻ. Đây cũng là sắc màu khuyến khích sáng tạo, giúp tinh thần tập trung và làm việc hiệu quả.
Bảo vệ cái đẹp: Thân hoa giấy nhiều gai nhọn, cành leo uốn lượn nhưng lại rất chắc chắn. Trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp mỏng manh nên người ta cho rằng cây mang ý nghĩa bảo vệ cái đẹp.
2.2. Ý nghĩa màu sắc của cây hoa giấy trong phong thủy
Với mỗi màu sắc, cây hoa giấy trong phong thủy lại đại diện cho những ý nghĩa riêng biệt. Tùy vào sở thích và mong muốn của bản thân mà gia chủ lựa chọn loại phù hợp:
-
- Màu đỏ: đại diện cho sự nhiệt huyết, khát vọng vươn lên trong mọi nghịch cảnh. Màu sắc còn tượng trưng cho sự may mắn, giúp gia chủ thăng tiến và gặt hái nhiều thành công.
-
- Màu hồng: biểu trưng cho tình yêu vĩnh cửu, vẻ đẹp dịu dàng của người nữ trong gia đình. Người ta trồng hoa giấy màu hồng với mong muốn cuộc sống hôn nhân sẽ luôn ngọt ngào, hạnh phúc như thuở ban đầu.
- Màu tím: đại diện cho sự thủy chung, son sắt và tình yêu bền chặt. Tím còn là màu sắc của hoàng gia - biểu tượng cho sự uy quyền, sang trọng và quý phái.
- Màu trắng: mang ý nghĩa của sự thuần khiết và thanh tao. Hoa giấy trắng giúp thanh lọc tâm hồn, trả lại sự thanh thản và bình yên trong tâm trí. Sắc màu còn mang ý nghĩa của sự khởi đầu mới tốt đẹp, thuận lợi và bình an.
- Màu vàng: tượng trưng cho tài lộc, giàu sang phú quý. Đây cũng là màu sắc của sự hy vọng, tinh thần lạc quan và vui vẻ.
Bên cạnh những ý nghĩa của cây hoa giấy trong phong thủy, cây còn mang nhiều lợi ích trong sức khỏe:
-
- Hoa giấy giúp thanh lọc không khí, loại bỏ khí độc hại trong không khí
- Màu xanh của cây có tác dụng an thần, xua tan sự mệt mỏi và lo âu. Màu hoa rực rỡ giúp cải thiện tâm trạng, mang lại sự bình yên trong tâm trí.
- Bên trong hoa giấy chứa một số hợp chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh.
3. Vị trí đặt cây hoa giấy trong phong thủy
Dù cây hoa giấy trong phong thủy mang ý nghĩa lớn, nhưng không thể trưng bày một cách tùy ý. Bày đúng vị trí thì vận may mới tới, còn đặt sai nơi thì phí công phí sức. Tổng hợp những vị trí cát lợi để đặt cây hoa giấy gồm có:
3.1. Cổng chính
Cây hoa giấy có phải loại cây không nên trồng trước cửa không? Là băn khoăn của rất nhiều gia chủ hiện nay.
Theo chuyên gia, cổng chính là vị trí đẹp nhất để trồng cây hoa giấy. Mặt tiền nhà chắc chắn sẽ càng thêm nổi bật, ấn tượng nhờ sắc hoa rực rỡ.
Hơn nữa, cổng chính cũng là nơi giao thoa giữa các dòng khí, trong đó có cả khí xấu lẫn khí lành. Sự xuất hiện của cây tại vị trí này giúp chặn đứng khí xấu vào trong ngôi nhà. Cổng bằng kim loại và cây hoa giấy là sự kết hợp tuyệt vời để hấp thụ toàn bộ sát khí.
3.2. Trong sân vườn
Nếu có một khoảng sân rộng, đây sẽ là vị trí lý tưởng cho cây hoa giấy trong phong thủy. Chúng sẽ phát huy tác dụng thanh lọc không khí, đem đến một không gian trong lành và tươi mát.
Sân vườn cũng là vị trí được các chuyên gia phong thủy khuyên đặt để chiêu may mắn, tài lộc. Bạn nên chọn một góc sân xấu, xung khắc với tuổi của gia chủ để cây hấp thu mọi bất lợi, xung sát. Công việc làm ăn nhờ vậy mà được tương trợ thêm thuận lợi, gia đạo hạnh phúc và bình an.
>>> Xem thêm: 25+ Loại Cây Phong Thủy Để Phòng Ngủ Thư Giãn, Hút Tài Lộc
3.3. Ban công, cửa sổ
Nếu bạn đang sống trong một căn hộ chung cư hay diện tích nhà không đủ rộng để trồng hoa giấy ngoài trời. Nếu vậy, hãy chừa lại một vị trí ở ban công hoặc cửa sổ.
Theo nguyên tắc chọn hướng căn hộ chung cư, ban công và cửa sổ cũng là nơi đi vào của các dòng năng lượng. Một cây hoa giấy ở đây sẽ giúp ngăn chặn hung khí và chiêu gọi tài lộc về với gia đình.
Ở vị trí này, cây có thể nhận đủ nguồn sáng để sinh trưởng và phát triển. Khoảng không gian tươi tắn này chắc chắn sẽ “hạ gục” mọi vị khách ghé thăm.
3.4. Phòng khách
Đây cũng là một vị trí phù hợp để đặt cây hoa giấy trong phong thủy. Chúng sẽ là gợi ý hoàn hảo để che đi các góc xấu, khiếm khuyết trong phòng khách. Ngoài việc giúp công việc kinh doanh thêm thuận lợi, cuộc sống cát tường phú quý. Cây còn có tác dụng thanh lọc không khí, gia tăng tính thẩm mỹ.
>>> Xem thêm: Phong Thủy Phòng Khách Nhà Ống: 12 Điều Cần Lưu Ý
4. Một vài lưu ý với cây hoa giấy trong phong thủy
4.1. Chọn cây phù hợp với tuổi mệnh
Cây hoa giấy trong phong thủy không kỵ mệnh hay tuổi nào, bất kỳ ai cũng có thể trồng. Tuy nhiên, nếu chọn được màu sắc hợp mệnh thì như “hổ mọc thêm cánh”, càng thêm cát lợi.
-
- Mệnh Kim: nên chọn cây có màu trắng, vàng
- Mệnh Mộc: ưu tiên cây có màu xanh lá cây
- Mệnh Thủy: hợp nhất với màu trắng
- Mệnh Hỏa: màu đỏ, tím, cam, hồng
- Mệnh Thổ: màu vàng, đỏ, tím, cam, hồng
Ngoài ra, cây hoa giấy cũng được cho là phù hợp với gia chủ tuổi Tỵ, Dần. Bạn có thể lựa chọn cây ngũ sắc để âm dương cân bằng, hòa hợp và viên mãn.
>>>> Xem thêm: [Giải Đáp] Có Nên Để Cây Phát Tài Trong Phòng Ngủ?
4.2. Kỹ thuật chăm sóc đúng cách
Cây hoa giấy trong phong thủy tốt phải luôn xanh tươi, hoa ra càng nhiều thì càng có lộc. Muốn vậy, bạn cần nắm được kỹ thuật chăm sóc đúng cách:
-
- Đất trồng: tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Bạn có thể tăng độ tơi xốp bằng cách sử dụng đất cát pha lẫn trấu
- Ánh sáng: thích hợp trồng ở nơi thoáng đãng, được tắm nắng ít nhất 6h mỗi ngày
- Tưới nước: cần tưới đủ nước trong 1 - 2 năm đầu. Sau đó, tưới nước với tần suất 3 - 4 lần/tuần vì cây có khả năng chịu hạn tốt.
- Tỉa cây: thường xuyên cắt tỉa cành thừa, cành bị gãy, lá vàng,… Đặc biệt, cần thực hiện tỉ mỉ hơn vào cuối mùa đông để cây ra hoa đẹp nhất trong chu kỳ mới.
- Bón phân: bón phân 2 lần/tháng bằng phân NPK tỉ lệ 1:1:1 hoặc 2:1:2 để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe cây để can thiệp kịp thời khi phát hiện sâu bệnh.
Không chỉ sở hữu một vẻ đẹp cuốn hút, cây hoa giấy trong phong thủy còn sở hữu nhiều ý nghĩa tốt lành. Mong rằng với những chia sẻ trên của Xây Dựng Á Âu, bạn đọc có thể ứng dụng để mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình.