Nhiều người chưa biết bàn thờ ông địa nên đặt ở đâu để hạp phong thủy, thu hút được tài lộc và phù hợp cho gia chủ may mắn. Vì bàn thờ ông đĩa cần phải đặt đúng hướng, hợp với thiên thời địa lợi mới tạo nên vượng khí giúp cho gia đình bạn được phát tài phát lộc và mọi việc thuận lợi.
Để trả lời cho những vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi ngay bài viết sau để biết cách đặt bàn thờ ông địa hợp lý, từ đó giúp mọi việc trong gia đạo càng thuận lợi.
I. Bàn thờ ông địa nên đặt ở đâu để hợp phong thủy?
Người Việt xưa thường có câu nói rằng: “Đất có thổ công, sông có Hà Bá”, tức là ý nói ở 1 phạm vi nào đó thì sẽ có một vị thần cai quản.
1. Tục thờ Ông Địa
Theo tín ngưỡng của người dân Á Châu, ông Địa (hay còn gọi là Thổ Công, Thổ Thần) là 1 dạng tín ngưỡng đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đọat phúc họa trong 1 gia đình. Khi làm việc gì liên quan đến đất đai như: xây cất, đào ao giếng, mở vườn, ruộng, đào huyệt… thì người ta thường cúng vị thần này và gọi là lễ động thổ.
Theo tư tưởng của người Hoa, Ông Địa là vị thần đại diện cho 5 vị đế quân: Thanh Đế nằm ở hướng Đông, Bạch Đế ở hướng Tây, Xích Đế ở hướng Nam, Hắc Đế ở hướng Bắc và Huỳnh Đế nằm tại trung tâm.
Người dân Việt còn cho rằng, Ông Địa rất thích đùa nghịch với trẻ con và thích ăn tỏi; ông cũng là vị thần dễ tính nên khi cầu khấn thì chỉ cần 1 nải chuối; 1 ly cà phê kèm điếu thuốc hoặc 1 cái bánh đa và cục đường phèn là xong.
Cần phân biệt ông Địa với ông Phật Di Lặc:
- Ông Địa thường là vị thần hể hả và bình dân với hình dáng mập mạp, người trắng noãn, cái bụng phệ, ăn mặc xuề xòa với cái áo phanh ngực (có khi là ở trần), đầu quấn khăn, tay cầm quạt, miệng thì luôn vui vẻ tươi cười, có ông cọp đi theo sau.
- Hình tượng Phật Di Lặc thường mang bao bố và cười rất tươi, ông thường có các đồng tử đi kèm theo.
Hình ảnh Ông Địa còn khá quen thuộc khi dịp xuân về, ông thường xuất hiện trong đội múa lân với vai trò cản trở ông Lân nhặt tiền thưởng hoặc quà cúng của gia chủ.
Có một số giả thuyết cho rằng, Ông Địa là một trong ba vị Táo Quân:
- Người chồng đầu tiên là Thổ Địa chuyên phụ trách trông coi mọi việc trong nhà.
- Người chồng kế là Thổ Công chuyên lo việc bếp núc, thường được gọi là vua bếp.
- Người vợ là Thổ Kỳ chuyên về trông coi mua bán, chợ búa cho và sản xuất vật thực ngoài vườn.
Tuy nhiên, giả thuyết này bị nhiều người bác bỏ và cho rằng Thổ Công là vị thần coi về đất đai, còn Táo quân chỉ lo về bếp núc.
Nhìn vào cấu trúc bàn thờ Ông Địa đúng chuẩn thì ta sẽ thấy như sau:
- Từ ngoài nhìn vào: Trên vách là 1 tấm Bài vị được với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần”.
- Bên trái là thờ cúng Thần Tài, bên phải là Ông Địa.
- Chánh giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ nước đầy và một hũ muối. 3 hũ này chỉ thay khi đến dịp cuối năm.
- Giữa bàn thờ là một bát nhang, cần cố định bát nhang khi lau chùi bàn thờ. Vì người ta quan niệm, khi đang làm ăn thuận lợi mà xê dịch bát nhang thì mọi chuyện sẽ trở nên trục trặc ngay.
- Cách bày trí thì theo nguyên lý “Đông Bình - Tây Quả”: Bên tay phải là lọ hoa với các loại hoa hồng, hoa đồng tiền hoa cúc. Bên tay trái nên sắp 5 loại trái cây.
- Cúng 5 chén nước thay vì 3 chén như ở nhiều nơi vì tượng trưng cho 5 Ông Địa như đã nói ở trên.
- Trên bàn thờ Thần Tài có thể đặt thêm tượng Di Lặc với ý nghĩ quản lý, trông chừng và ngăn cản những vị thần này lười biếng hoặc làm điều sai trái.
Khi cúng, thì người miền nam thường ăn trước 1 miệng ngay tại bàn thờ Ông Địa (Vì có sự tích cho rằng Ông Địa chết là do bị đầu độc, nên khi cúng phải ăn trước thì ông mới dám ăn. Còn người miền Bắc thì vẫn cúng như bình thường.
2. Nguyên tắc đặt bàn thờ Ông Địa cho hợp phong thủy
Gia chủ cần nắm rõ nguyên tắc đặt bàn thờ Ông Địa sau để tài khí tính tụ, giúp mọi việc hanh thông và thuận lợi:
- Đầu tiên, bàn thờ Ông Địa không nên đặt trên cao mà cần đặt ở trên nền nhà.
- Trước bàn thờ cần phải quang đãng, sạch sẽ để tài khí được lưu thông tốt.
- Nên thờ thêm thần Cóc (Thiềm Thừ) và đặt chéo với cửa ra vào. Ban ngày nên xoay thần Cóc ra ngoài, ban đêm thì xoay vào trong.
- Do Ông Địa rất ưa chuộng sự sạch sẽ, nên khi thờ cúng thì gia chủ cũng thường xuyên tắm rửa cho vị này bằng nước sạch hoặc rượu; sau đó lau khô, xịt nước hoa và thắp hương.
Bên cạnh đó, việc đặt bàn thờ Ông Địa cũng cần chú trọng vào vị trí có thể giúp vị thần này quan sát được sự ra vào của khách.
Có 2 hướng nên lưu ý khi đặt bàn thờ là hướng tốt cho tài vận của gia chủ và hướng đón được lộc bên ngoài vào nhà.
Thường khi chọn đặt bàn thờ Ông địa thì gia chủ nên chọn 2 cung Thiên Lộc và Quý Nhân để được nhiều khí vượng trong gia đạo:
- Cung Thiên Lộc
Thiên Lộc là cung thuộc về Tuế Can, đem lại nhiều tài lộc rất tốt cho gia chủ. Bàn thờ Ông Địa nếu được đặt tại cung Thiên Lộc sẽ mang lại may mắn về tiền bạc, gia sản, địa vị thăng tiến, nhà cửa hưng vượng.
Đặt bàn thờ Ông Địa tại cung này sẽ giúp gia chủ có khí vận tươi tốt, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng ăn nói giỏi, công việc phát đạt.
Vì vậy, hướng Thiên Lộc được cho là hướng tốt nhất nên đặt bàn thờ Ông Địa.
Gia chủ trước khi đặt bàn thờ Ông Địa cũng nên quan tâm tránh hướng có sự xuất hiện của sao Không Vong, Tử, Tuyệt vì những sao này có thể làm tán lộc, tài khí không hội tụ. Hướng cửa thuộc Thiên lộc nếu phạm các sao này thì được gọi là hướng Tuyệt Lộc, dù tài sản có nhiều như nước, rồi cũng sẽ tiêu hết.
- Cung Quý Nhân
Quý Nhân Thiên Ất được xem là vị Thần đứng đầu trong các vị Kiết Thần, là bậc chí tôn giúp cho gia đạo được bình an, hỉ khí đầy nhà, làm ăn may mắn, có nhiều người thân thiết và giúp đỡ, gặp dữ hóa lành…
Tuy nhiên, cũng tương tự cung Thiên Lộc, nếu gặp sao Không Vong, Tử, Tuyệt thì nguồn phúc cung suy giảm đi nhiều, khiến gia chủ mắc nạn, người và gia súc bị tổn thất, vướng vào kiện cáo, thị phi.
⇒ Cung Thiên Lộc nằm tại hướng Đông - Nam, còn cung Quý Nhân nằm tại hướng Tây - Bắc. Khi đặt bàn thờ Ông Địa thì người chủ nhà nên nhờ thầy phong thủy dùng la bàn để xác định rõ 2 cung này, sau đó ứng theo tuổi của gia chủ mà đặt bàn thờ cho cẩn thận.
II. Những cấm kỵ khi đặt bàn thờ ông địa cần biết
Khi đặt bàn thờ Ông Địa thì có khá nhiều người phạm phải sai lầm nghiêm trọng, khiến cho tài vận bị tán đi khiến gia chủ gặp nhiều khốn đốn.
Sau đây là một số kiêng kỵ mà nên tránh khi thờ cúng ông Địa:
1. Bát hương
Khi mua bát hương về, gia chủ cần lấy rượu gừng để tẩy uế trước khi cúng vái.
Mỗi bát hương nên cần 1 gói Thất Bảo để tài lộc không bị hao hụt.
Gia chủ không nên cắm hương chồng chéo hoặc chọc vào gói Thất bảo khiến linh khí tán đi. Sai lầm này khiến gia chủ làm ăn thất bại, tài lộc mất hết.
2. Bài vị gương
Trong việc đặt bàn thờ Ông Địa cầu tài lộc mà thiếu bài vị gương thi tài lộc sẽ hao kém, tiền bạc cũng trôi tuột mà không tích cóp được gì.
3. Đặt bàn thờ sai cách
Bàn thờ đằng sau nên là bức tường vững chắc, không đặt gần nhà vệ sinh, nhà bếp hay các vật góc cạnh đâm vào.
Khi đặt bàn thờ mà phạm đại kỵ thì không chỉ gây sụt giảm tiền bạc mà còn hao hụt sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
4. Màu bàn thờ xung khắc với mạng của gia chủ
Khi chọn bàn thờ, gia chủ nên chọn màu sắc có lợi và tương sinh với cho mạng của mình, tránh xung khắc khiến tài vận bị hao hụt.
Gia chủ cũng đừng dùng tiền dương đã dùng đặt lên bàn thờ, việc này sẽ gây uế tạp tới khí vận.
5. Không đặt bàn thờ ở góc khuất
Nếu bàn thờ Ông Địa đặt ở góc khuất sẽ khiến tài vận không đổ vào được, từ đó có thờ nhưng không có thiêng.
Gia chủ cũng không nên xin bàn thờ đã qua sử dụng của người khác mà thờ cúng cầu tài vì không chừng sẽ đem lại xui xẻo cho chính mình.
6. Lưu ý đến 2 bên tả hữu bàn thờ
Khi đặt bàn thờ Ông Địa cần lưu ý đến 2 bên như sau:
- Bên trái bàn thờ không nên bừa bộn. Không đặt thùng rác hay các vật ô uế gây cản trở vận thế, sức khỏe và sự nghiệp.
- Bên phải bàn thờ nên đặt đồ điện gia dụng. Nếu bên phải có đồ điện sẽ phạm sát khí của Bạch Hổ trong phong thủy, sẽ xảy ra chuyện không may.
Trên đây là phương pháp lý giải bàn thờ Ông Địa nên đặt ở đâu cho hợp với vị trí phong thủy. Gia chủ nên lau dọn bàn thờ Ông Địa thường xuyên để được phù hộ, độ trì và mang tài lộc đến trong gia đình.