Trong cuộc sống thường nhật, khi tham gia giao thông, bằng lái xe là loại giấy tờ pháp lý vô cùng quan trọng đối với người dân. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, giấy phép có thể bị mất, hỏng, hoặc hết hạn, do đó chúng ta phải xin cấp lại để có thể đảm bảo tính hợp pháp. Tuy nhiên quy trình Cấp đổi bằng lái xe máy, ô tô đôi khi sẽ gặp khó khăn nếu bạn không nắm rõ quy trình và các quy định hiện hành.
Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về việc cấp đổi GPLX ở TPHCM. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các bước cần thực hiện, từ việc chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn cho đến khi nhận giấy phép mới. Đồng thời, bài viết cũng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thực tế giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh các sai sót không đáng có trong quá trình làm thủ tục. Hãy tham thảo thông tin dưới đây ngay nhé!
CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN CẤP ĐỔI GPLX
Việc cấp đổi mới bằng lái xe xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau. Nhưng thường sẽ thuộc một trong những trường hợp phổ biến dưới đây:
1. Giấy phép lái xe hết hạn
- Một số hạng bằng lái xe đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hiện nay đó là: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE. Trong các loại giấy phép này, có một số loại giấy phép lái xe có thời hạn sử dụng nhất định, còn đối với hạng bằng A1, A2, A3 thì không có thời hạn sử dụng.
Và khi bằng lái của bạn sắp hết hạn hoặc đã hết hạn, bạn cần phải tiến hành làm thủ tục cấp đổi để có thể tiếp tục sử dụng một cách hợp pháp.
2. Giấy phép lái xe bị mất
- Đối với những trường hợp bằng lái của bạn bị mất, bạn cần đến cơ quan có thẩm quyền xin cấp lại giấy phép lái xe mới để thuận tiện hơn khi tham gia giao thông.
3. Thông tin trên GPLX cần được cập nhật
- Khi có sự thay đổi về thông tin cá nhân như tên, địa chỉ,… Người lái xe cần tiến hành làm thủ tục cập nhật thông tin để bằng lái của bạn phản ánh đúng như thông tin hiện tại.
4. GPLX đã cũ, bị hư hỏng, chất lượng in kém
- Một số loại bằng được cấp đã từ lâu, có chất lượng in kém, đã phai màu hoặc hư hỏng, bị mất một số thông tin trên bằng. Đối với trường hợp này, việc cấp đổi giấy phép mới có chất lượng tốt hơn là cần thiết để đảm bảo độ bền và tính hợp pháp.
5. Đổi giấy phép lái xe từ giấy sang thẻ nhựa
- Bằng lái xe trước đây được sử dụng bằng chất liệu giấy, nhưng sau này Bộ GTVT đã đổi sang thẻ PET. Tuy nhiên, việc đổi bằng lái xe từ giấy sang thẻ PET hiện tại chưa bắt buộc, nếu bằng lái của bạn vẫn còn sử dụng được đúng theo quy định thì không cần phải đổi. Còn trường hợp bằng lái đã hư hỏng, bị mất, hoặc hết hạn,… mà đang là bằng giấy thì khi cấp mới sẽ mặc định đổi qua bằng nhựa.
6. Gộp bằng lái xe ô tô và xe máy
Bằng lái xe thẻ PET được cấp cho mỗi người chỉ có duy nhất có 1 mã số quản lý, sẽ dùng chung cho tất cả các hạng bao gồm cả GPLX không thời hạn và có thời hạn.
Khi đã nắm rõ các trường hợp cần phải cấp đổi giấy phép lái xe tại TPHCM sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, thuận lợi, chính xác. Việc này không chỉ đảm bảo tuân thủ pháp luật mà còn giúp bạn an tâm hơn khi tham gia giao thông.
ĐỊA ĐIỂM CẤP ĐỔI GIẤY PHÉP LÁI XE Ở ĐÂU?
Nếu như bạn ở TPHCM, bạn có thể thực hiện cấp đổi GPLX ở một số địa điểm như sau:
1. Cấp đổi trực tiếp tại Sở Giao thông Vận tải TPHCM
- Địa chỉ: 252 Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3
- Điện thoại: (028) 3932 0580
2. Điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX
- Địa chỉ: 111 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú
- Điện thoại: (028) 3844 7539
3. Các điểm tiếp nhận khác thuộc Sở GTVT
- Địa chỉ: 8 Nguyễn Ảnh Thủ, P. Trung Mỹ Tây, Q.12
- Điện thoại: (028) 3717 6423
✅ Tải mẫu đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe ở đâu?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại bằng lái xe được ban hành dựa theo Phụ lục 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, nội dung như hình bên dưới.
Bạn có thể tải mẫu đơn tại đây: TẢI VỀ Mẫu Đơn Đề Nghị Cấp Đổi GPLX(15,02 KB)
4. Cấp đổi GPLX trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia
HỒ SƠ XIN CẤP ĐỔI BẰNG LÁI XE CẦN NHỮNG GÌ?
Để xin cấp đổi giấy phép lái xe, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép lái xe
Đơn này thường được cung cấp tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc bạn có thể tải mẫu đơn từ trang web của Sở Giao thông Vận tải TPHCM.
2. Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu
Khi đi xin cấp lại bạn cần mang theo bản chính để đối chiếu và phải đảm bảo giấy tờ tùy thân còn thời hạn.
3. Giấy khám sức khỏe
Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. Riêng đối với giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3 thì không cần giấy khám sức khỏe.
4. Bản sao giấy phép lái xe hiện tại (nếu có)
Cần mang theo bản chính để đối chiếu.
5. Hình thẻ
Bạn chuẩn bị trước 2 hình thẻ màu xanh dương 3×4, chụp không quá 6 tháng. Lưu ý không đeo kính, tóc không che tai và chân mày.
6. Hồ sơ gốc của bằng lái xe (nếu có)
Nếu không có hồ sơ gốc, bạn vẫn có thể được cấp đổi GPLX nhưng cần điền đầy đủ thông tin trong đơn đề nghị.
CÁCH GIA HẠN GIẤY PHÉP LÁI XE QUÁ HẠN
1. Thời hạn của các hạng bằng lái xe tại Việt Nam
Trước tiên, bạn cần biết về thời hạn cụ thể của những hạng bằng đang được sử dụng tại Việt Nam. Dựa theo Khoản 3 tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) có quy định:
- Hạng bằng A1, A2, A3 không có thời hạn sử dụng.
- Hạng bằng B1 sẽ có thời hạn sử dụng đến khi người điều khiển xe là nữ đủ 55 tuổi và nam đủ 60 tuổi. Trường hợp người lái xe là nữ >45 tuổi và trên nam >50 tuổi thì GPLX sẽ có thời hạn 10 năm tính từ ngày cấp.
- Hạng A4 và B2 sẽ có thời hạn 10 năm tính từ ngày cấp.
- Hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn là 5 năm tính từ ngày cấp.
Lưu ý: Thời hạn của bằng lái xe sẽ được ghi ở mặt trước của GPLX.
2. Quy định về cấp đổi bằng lái xe quán hạn
a. Bằng lái quá hạn dưới 3 tháng:
Nếu GPLX của bạn quá hạn dưới 3 tháng, bạn có thể làm thủ tục gia hạn bình thường mà không cần phải thi lại.
Hồ sơ: Đơn đề nghị gia hạn GPLX, giấy khám sức khỏe, bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu, bản sao GPLX cũ và hình thẻ.
b. Bằng lái quá hạn trên 3 tháng nhưng dưới 1 năm:
Trường hợp bằng lái của bạn quá hạn trên 3 tháng nhưng dưới 1 năm, bạn cần phải thi lại phần lý thuyết, không cần thi lại thực hành.
Đăng ký và tham gia kỳ thi lý thuyết tại các trung tâm sát hạch lái xe. Sau khi thi đạt, bạn sẽ được cấp lại GPLX mới.
Hồ sơ: Nộp hồ sơ đăng ký thi lại lý thuyết (bao gồm các giấy tờ như đơn đề nghị gia hạn GPLX, giấy khám sức khỏe, bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu, bản sao GPLX cũ và ảnh chân dung).
c. Quá hạn trên 1 năm
Nếu GPLX của bạn quá hạn trên 1 năm, bạn sẽ phải thi lại cả phần lý thuyết và phần thực hành.
Hồ sơ: Cũng tương tự như ở trên.
CÁC BƯỚC XIN CẤP LẠI BẰNG LÁI BỊ MẤT
1. Trường hợp có hồ sơ gốc
Việc xin cấp lại GPLX bị mất khi có hồ sơ gốc tại cơ quan cấp phép khá đơn giản và thuận tiện. Người dân chỉ cần đến Sở Giao thông Vận tải nơi đăng ký để nộp đơn xin cấp lại.
- Bước 1: Nộp một bộ hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải hoặc các điểm tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở GTVT.
- Bước 2: Chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
- Bước 3: Sau thời gian 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện bằng lái đang bị các cơ quan có thẩm quyền giam giữ, xử lý hoặc có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì sẽ được cấp lại bằng lái mới.
2. Trường hợp bị mất hồ sơ gốc
- Bằng lái xe là bằng giấy: Trong trường hợp bạn bị mất bằng lái xe và mất luôn cả hồ sơ gốc thì bắt buộc bạn phải đăng ký thi mới lại từ đầu, không thể xin cấp lại.
- Bằng lái xe là bằng nhựa: Nếu bằng lái xe của bạn bị mất là thẻ PET thì thông tin của bằng đã được lưu trên hệ thống quốc gia, chính vì vậy bạn chỉ cần mang theo CCCD/CMND đến cơ quan có thẩm quyền và thực hiện theo các bước như ở mục (1) để xin cấp lại.
3. Trường hợp bằng lái xe bị mất và đã quá hạn
Trường hợp bằng bị mất và đã quá hạn, quá trình xin cấp lại sẽ gần giống với quy trình gia hạn bằng lái. Trong trường hợp này, ngoài việc nộp hồ sơ xin cấp lại GPLX, bạn sẽ phải lưu ý thêm:
- Nếu bằng lái bị mất và quá hạn <3 tháng, bạn có thể xin cấp lại mà không cần thi lại.
- Nếu bằng lái đã quá hạn từ trên 3 tháng đến dưới 1 năm, bạn cần phải thi lại lý thuyết.
- Đối với trường hợp bằng lái quá hạn >1 năm, bạn bắt buộc phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.
4. Trường hợp bằng lái xe bị mất lần thứ 2 (trong vòng 2 năm tính từ lần cấp lại thứ 1)
Nếu người lái xe bị mất bằng lần thứ 2 trong vòng 2 năm kể từ lần cấp lại thứ nhất, sau 60 ngày kiểm tra, nếu bằng lái của bạn không bị các cơ quan có thẩm quyền giam giữ hoặc không có tên trong cơ quan quản lý sát hạch, bạn sẽ phải tiến hành đăng ký để thi lại LÝ THUYẾT, sau đó mới được cấp lại GPLX mới.
5. Trường hợp bằng lái xe bị mất lần thứ 3 (trong vòng 2 năm tính từ lần cấp lại thứ 2)
Nếu người lái xe bị mất bằng lần thứ 2 trong vòng 2 năm kể từ lần cấp lại thứ 2, sau 60 ngày kiểm tra, nếu bằng lái của bạn không bị các cơ quan có thẩm quyền giam giữ hoặc không có tên trong cơ quan quản lý sát hạch, bạn sẽ phải tiến hành đăng ký để thi lại LÝ THUYẾT + THỰC HÀNH, sau đó mới được cấp lại GPLX mới.
HƯỚNG DẪN ĐỔI BẰNG LÁI XE TỪ GIẤY SANG THẺ NHỰA
1. Có bắt buộc đổi bằng lái xe từ giấy sang thẻ nhựa hay không?
Theo quy định hiện tại, việc đổi bằng lái xe từ bằng giấy sang bằng nhựa (vật liệu PET) là không bắt buộc. Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và các hướng dẫn sau đó của Bộ GTVT, việc đổi giấy phép lái xe cũ bằng giấy sang thẻ PET chỉ là khuyến khích, nhưng không bắt buộc.
Điều này có nghĩa là bằng giấy cũ vẫn có thể được sử dụng hợp pháp cho đến khi hết hạn, nếu chưa hết hạn, người dân vẫn có thể tự nguyện đổi sang bằng nhựa nếu muốn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi bằng lái từ giấy sang nhựa có nhiều lợi ích, tính bền bỉ cao hơn, tiện lợi trong việc quản lý, cập nhật thông tin.
2. Quy trình đổi bằng lái xe từ giấy sang thẻ PET
a. Lựa chọn nơi đổi GPLX: Bạn có đổi GPLX tại Sở Giao thông Vận tải HCM hoặc các điểm tiếp nhận hồ sơ trực thuộc Sở. Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian, bạn cũng có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
b. Nộp hồ sơ: Khi đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục hồ sơ, bạn hãy đến nộp và chụp hình trực tiếp. Sau đó các thông tin của bạn sẽ được cập nhật vào hệ thống quản lý GPLX.
c. Chờ xử lý: Sau khi nộp đơn và hoàn thành các bước cần thiết, hồ sơ của bạn sẽ được xử lý. Thời gian xử lý thường là từ 7 đến 10 ngày làm việc.
d. Nhận GPLX mới: Khi quá trình xử lý hoàn tất, bạn sẽ nhận được GPLX mới bằng nhựa (thẻ PET). Bạn có thể nhận GPLX trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ hoặc qua đường bưu điện.
QUY TRÌNH XIN CẤP LẠI BẰNG LÁI XE ONLINE
Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết về các bước xin cấp lại giấy phép lái xe online trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia tại Website: https://dichvucong.gov.vn. Hãy “Đăng nhập” nếu bạn đã có tài khoản, nếu chưa bạn hãy click vào phần “Đăng ký” và làm theo hướng dẫn.
Bước 2: Sau khi đã Đăng nhập hoặc Đăng ký thành công, ở mục “Công dân” bạn tiếp tục click vào “Phương tiện và người lái“.
Tiếp tục click vào “Giấy phép lái xe” => “Cấp lại Giấy phép lái xe“.
Bước 3: Sau đó, bạn hãy chọn Sở Giao thông Vận tải thuộc Tỉnh/TP mà bạn muốn thực hiện => “Đồng ý” => “Nộp trực tuyến“.
Lưu ý: Trong trường hợp bạn chọn Tỉnh/TP nhưng không có thông tin tức là tại Sở đó vẫn chưa hỗ trợ đăng ký trực tuyến. Vì vậy bạn bắt buộc phải đi xin cấp lại trực tiếp.
Bước 4: Cuối cùng, bạn hãy điền các thông tin cá nhân và tải lên các loại giấy tờ theo yêu cầu và nộp hồ sơ. Sau đó bạn sẽ được cấp mã hồ sơ và chờ kết quả.
Bạn cũng có thể tra cứu Tiến độ thực hiện bằng cách click vào mục “Tra cứu” trên menu, nhập mã hồ sơ được cấp trước đó.
LỆ PHÍ CẤP ĐỔI GPLX LÀ BAO NHIÊU?
- Đối với hình thức xin cấp trực tiếp:
Theo Thông tư số 188/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, lệ phí cấp đổi giấy phép lái xe cụ thể như sau:
- Đối với hình thức xin cấp online:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 63/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định về mức lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe:
+ Đối với trường hợp đề nghị cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe online từ ngày 01/12/2023 đến hết ngày 31/12/2025 áp dụng mức thu lệ phí là 115.000 đồng/lần cấp (giảm 20.000 đồng/lần so với hình thức nộp hồ sơ cấp lại bằng lái xe trực tiếp).
+ Đối với trường hợp đề nghị cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) online từ ngày 01/01/2026 trở đi áp dụng mức thu lệ phí 135.000 đồng/lần cấp.
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CẤP ĐỔI GPLX
1. Xin cấp lại bằng lái xe máy bị mất có phải khám sức khỏe không?
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có giấy phép lái xe bị mất khi đi xin cấp lại, nếu là các hạng bằng: A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE thì bắt buộc phải khám sức khỏe. Riêng các hạng bằng A1, A2, A3 thì không cần phải khám sức khỏe.
Như vậy, khi đi xin cấp lại giấy phép lái xe máy bị mất thì không phải nộp khám sức khỏe.
2. Người nước ngoài có được cấp đổi bằng lái xe tại Việt Nam không?
a. Người nước ngoài được cấp đổi GPLX với điều kiện:
- Người nước ngoài hiện đang sinh sống, làm việc và học tập tại VN, có một trong những loại giấy tờ sau (Thời hạn của các loại giấy tờ này yêu cầu phải từ 3 tháng trở lên):
- Chứng minh thư ngoại giao.
- Giấy chứng minh thư công vụ.
- Thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú.
* Trường hợp Người nước ngoài đã có GPLX quốc gia và còn hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe tại VN thì sẽ được xét đổi sang bằng lái tương ứng của VN.
* Trường hợp chưa có bằng lái xe, được quyền đăng ký thi mới nếu đạt đủ điều kiện theo quy định hiện hành tại VN.
b. Sẽ không cấp đổi GPLX cho người nước ngoài nếu:
- Chỉ có GPLX tạm thời của nước ngoài hoặc Giấy phép lái xe quốc tế.
- GPLX của nước ngoài, quân sự, công an đã quá hạn sử dụng hoặc bị tẩy xóa, rách nát, hư hỏng hay có sự khác biệt về nhận dạng.
- GPLX nước ngoài nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Người nước ngoài không đạt đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
3. Thời hạn sử dụng của bằng lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài là bao lâu?
Hạn sử dụng của bằng lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài sẽ bằng với thời hạn của Visa hoặc thẻ tạm trú, tuy nhiên sẽ không vượt quá thời hạn quy định của bằng lái xe tại Việt Nam.
4. Có thể xin cấp đổi bằng lái xe qua đường bưu điện được không?
Tại Điều 38, Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về thủ tục đổi GPLX do ngành GTVT cấp như sau: Người lái xe chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, có thể gửi trực tiếp hoặc kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ VN hoặc Sở GTVT để tiến hành xin cấp đổi bằng lái.
Tuy nhiên, hiện nay Bộ GTVT đã chấp thuận đề xuất bởi Tổng Cty Bưu điện Việt Nam về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả GPLX tại các điểm Bưu điện trên cả nước. Vì vậy bạn có thể nộp hồ sơ và mang đến bưu điện để họ tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe và chuyển trả kết quả cho bạn theo đúng quy định.
Thay vì đến Sở GTVT để thực hiện thủ tục xin đổi bằng lái và chờ đợi để nhận kết quả, bạn có thể đến bưu điện gần nhất để thực hiện thủ tục. Bưu điện sẽ thay mặt cho Sở trực tiếp làm thủ tục cũng như thu lệ phí theo quy định và chuyển trả bằng lái mới đến tận tay bạn.
Quy trình làm thủ tục đổi giấy phép lái xe tại Bưu điện bao gồm:
- Đầu tiên, bạn hãy tới Bưu điện gần bạn nhất để nộp hồ sơ xin cấp đổi.
- Tại Bưu điện, nhân viên sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn có hợp lệ hay không và thu lệ phí theo đúng quy định.
- Tiếp theo, bạn sẽ được nhân viên chụp hình thẻ.
- Sau khi hoàn thành đầy đủ thủ tục, nhân viên sẽ chuyển hồ sơ của bạn sang cho cơ quan cấp GPLX để xử lý.
- Đúng ngày hẹn, GPLX mới của bạn sẽ được nhân viên Bưu điện chuyển đến tận nơi theo địa chỉ mà trước đó bạn yêu cầu.
5. Mất bằng, mất hồ sơ gốc có xin cấp lại bằng lái xe mới được hay không?
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, vẫn được xin cấp lại bằng lái nhưng với điều kiện bằng bị mất trước đó phải là bằng thẻ nhựa. Còn trường hợp bằng bị mất là bằng giấy thì phải thi mới, không thể xin cấp lại.
6. Bằng lái xe ô tô bị mất khác tỉnh có xin cấp lại được không?
Dựa vào khoản 2 tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người bị mất bằng lái xe có thể đến làm thủ tục xin cấp lại tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT.
Theo Thông tư 12 thì không quy định việc thực hiện cấp lại giấy phép lái xe bị mất phải là Sở Giao thông nơi người lái xe đang cư trú hay Sở Giao thông nơi trước đây cấp GPLX.
Tại khoản 8 Điều 31 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT nêu rõ, Sở Giao thông vận tải là cơ quan tiếp nhận, xử lý thông tin đổi hoặc cấp lại bằng lái quá thời hạn sử dụng do Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải khác chuyển đến; tổ chức cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe bị mất và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe có nhu cầu.
Do đó, chỉ cần bằng lái của bạn tồn tại mã số quản lý trên hệ thống quốc gia, Sở GTVT tại tỉnh, thành phố nào cũng có thể cấp lại giấy phép cho bạn nhé.
7. Tổng chi phí xin cấp lại bằng lái xe là bao nhiêu?
Hạng MụcMức Phí Phí khám sức khỏe300,000 VNĐ Phí chụp hình + photo20,000 - 30,000 VNĐ Lệ phí nộp tại Sở135,000 VNĐ
Lưu ý: