Little Monsters
Bạn cho rằng đội ngũ Little Monsters chỉ có nhiệm vụ ủng hộ hoạt động nghệ thuật của Lady Gaga và góp sức lan tỏa các sản phẩm âm nhạc độc đáo đến từ “Mẹ Quái Vật”? Bạn sai rồi nhé!
Bức ảnh huyền thoại mà bất kỳ Little Monster nào cũng tường tận câu chuyện đằng sau. (Ảnh: Page K Crush)
Từ câu chuyện "Telephone" mãi mãi không có phần 2, bất kì sản phẩm nào của Lady Gaga cũng nhận được sự góp mặt của fanti.
Sân khấu "gây bão" của Lady Gaga và Ariana Grande tại VMAs 2020 không chỉ vì sự kết hợp bùng nổ mà còn phong cách trưng dụng khẩu trang tương phản của cả hai.
Việc bài đăng trên trang chính chủ của Lady Gaga không được tương tác cao cũng khiến các fanti hào hứng "chụp màn hình". (Ảnh: Page BMSB)
Bởi “đặc sản” của nhà Little Monsters không chỉ “lưu truyền” câu chuyện livestream-rồi-bất-ngờ-đi-ngủ của giọng ca Bad Romance khiến fan một phen ngã ngửa, biến tấu tất cả các sản phẩm của Gaga thành những mẫu chuyện cười, người hâm mộ còn không giấu được sự hả hê khi những bài đăng tải của chủ nhân Shallow sở hữu lượng tương tác không-thể-thấp-hơn.
Swifties
Cũng là một trong những fandom hoạt động lâu năm với kinh nghiệm “chinh chiến” trên các bảng xếp hạng âm nhạc cũng như những dự án để “push-sale” cho thần tượng, Swifties nổi tiếng là fandom có lượng thành viên đa dạng, đông đảo cùng sự hài hước mà chắc chắn khiến thần tượng chỉ biết thốt lên: “Thì ra là fanti (fan chân chính có sở thích trêu idol) trá hình”.
Sự nhắc nhở nhẹ nhàng về cách gọi chính thức của fandom Taylor Swift thay vì hai từ "thân thương" You Guys được Taylor ưa chuộng. (Ảnh: Page Taylor Swift Vietnam).
Theo đó, bên cạnh việc bận rộn giải đố các ẩn ý mà Taylor Swift đặt vào mỗi sản phẩm, những người hâm mộ cũng thường tự-hào-dìm-idol-nhà-mình với khả năng low-tech trứ danh bằng cách gọi Taylor Swift là “nữ hoàng công nghệ”.
Hay khi Taylor ra mắt album reputation kèm với reputation stadium tour tạo nên cơn địa chấn về khả năng “cháy vé”, fan đã lập tức gọi cô bằng cái tên: “Ca sĩ hội chợ”. Củng cố cho tên gọi này, Taylor từng công bố Lover Fest Show đi kèm với album Lover. Đây là kiểu show được diễn ra ở những khu vực lớn, có sức chứa tương đương dành cho việc tổ chức lễ hội.
Những màn "cà khịa" chính hiệu Swifties khiến các fandom nhà khác vừa thấy thú vị vừa thấy hóm hỉnh.
Không những thế, các You Guys (fan trêu cách Taylor Swift hay gọi người hâm mộ thay vì gọi bằng Swifties) còn cho thấy độ yêu mến dành cho giọng ca exile bằng cách ủng hộ không-giống-ai khi từng tỏ ra vui mừng với những sản phẩm âm nhạc của Taylor không “xô đổ” được những kỉ lục YouTube kèm với lời nhận xét: “Ai bảo chỉ ở nhà chơi với mèo mà không đi quảng bá”; hay: “tự nhiên ra nhạc như đi dạy IELTS làm gì?”.
Tung album folklore với khả năng sử dụng từ ngữ "hack não" fan. Và đây là cái kết. (Ảnh: Taylor Swift Vietnam).
Daydreamers
So với hai fandom trên về độ đanh đá và sự sáng tạo trong việc “cà khịa” idol, Daydreamers có phần lép vế, bạn lầm rồi nhé. Vì điều khiến Daydreamers thường xuyên gọi tên thần tượng suốt từ ngày đến đêm chính là việc Adele chưa ra mắt thêm bất kì sản phẩm âm nhạc nào sau “đại thành công” của album 25.
Những phản ứng của fan khi Adele hồi đáp một bình luận trên Twitter về album mới và khuyên fan đừng đòi nữa, hãy đeo khẩu trang vào, kiên nhẫn chờ.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là một cách mà các fan thể hiện tình yêu của họ với sự hài hước cũng như cho thấy rõ sự hiểu biết của họ về idol của mình. Những hành động vui nhộn từ ảnh chế, “cà khịa” hoàn toàn không xuất phát từ sự công kích.