Tự làm đậu tương lên men Natto tại nhà có dễ không? Câu trả lời chính là “dễ!”, miễn sao bạn có thể chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và làm đúng theo trình tự từng bước của cách làm natto tại nhà được hướng dẫn dưới đây. Cùng tìm hiểu và bạn sẽ có ngay món Natto cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe của cả gia đình mình.
Giới thiệu về món ăn bổ dưỡng - Natto
Natto là món ăn từ những hạt đậu nành còn nguyên vỏ được luộc cho chín rồi đem đi ủ cho lên men ở môi trường 40 độ C trong vòng khoảng 14h - 18h. Đặc điểm của món Natto này chính là có màu nâu, vị nồng hơi khó ngửi, có một chất dịch rất nhớt và dính. Nếu Natto đã có độ nhớt càng cao thì chất lượng của chúng càng tốt và vị càng ngon.
Dù là một loại món ăn dân giã nhưng Natto lại là thực phẩm chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng vô cùng quý giá có lợi cho sức khỏe. Những thành phần đặc biệt đó là enzyme Nattokinase, vitamin K2, Protein, chất xơ, sắt, đồng, kẽm… nên bạn cũng luôn cần biết cách làm Natto sao cho loại món ăn này có thể giữ lại được nhiều nhất là những dưỡng chất cực kỳ quan trọng trên.
Natto là thực phẩm cực kỳ tốt cho cơ thể, với nhiều tác dụng rất đặc biệt là phòng tránh và ngăn ngừa đột quỵ . Tuy nhiên chính vì nhiều lý do mà bạn không thể mua được Natto hoặc đôi khi không thể bảo quản chúng. Tại sao không thử cách tự mình làm Natto bằng con cái? Cách làm Natto này là đơn giản và chỉ cần thự hiện tại nhà theo cách giống như làm yaourt.
Tại sao có thể làm được món Natto bằng con cái (Natto Cái)?
Cũng giống như cách làm Yaourt, để có thể lên men Yaourt thì người ta thường sử dụng các loại men hay đơn giản hơn là sử dụng “con cái”, tức là một hũ yaourt đã thành phẩm. Vì men Yaourt sẽ có thể dễ dang sinh sôi trong môi trường thích hợp. Chúng ta chỉ cần chiết ra được một ít men từ sản phẩm thành phẩm, để chúng sinh sôi và sau đó đã có được những mẻ tiếp theo.
Natto cũng vậy, nếu chúng ta chọn dùng các loại Natto tươi để làm “con cái” ban đầu thì việc lên men Natto rất dễ dàng, khả năng thành côngcũng chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với phương pháp lên men một cách tự nhiên từ rơm.
Cách làm Natto tại nhà chỉ cần một vài các nguyên liệu đơn giản như Đậu nành nguyên vỏ, Natto ( con cái), và môi trường ủ thích hợp thì bạn đã có thể nhanh chóng tạo ra sản phẩm ngừa đột quỵ hiệu quả. Bởi Natto là thực phẩm chứa rất nhiều Enzym Nattokinase có khả năng giúp đánh tan các cục máu đông chống lại đột quỵ và các loại bệnh về tim mạch.
So với việc làm Natto bằng rơm thì việc chọn làm Natto bằng “con cái” sẽ có phần đơn giản và dễ thành công hơn. Lượng Enzym Nattokinase có thể được sinh ra từ cách làm này cũng sẽ ở mức cao hơn, giúp bạn có được Đậu tương lên men natto đúng “chuẩn Nhật” và có lợi cho sức khoẻ một cách dễ dàng. Tuy nhiên bạn cũng cần tuân thủ đặc biệt theo một số quy tắc và chuẩn mực để có thể giúp tạo ra Natto.
Sau thời gian sử dụng các loại Natto bổ dưỡng đã được bày bán trên thị trường, nhiều người cũng đang muốn thử làm Đậu tương lên men tại nhà. Vậy cần phải bắt đầu từ đâu? Nguyên liệu làm Natto theo cách này là gì? Hãy cùng tạo nên Natto Nhật bằng rơm và đậu nành, chỉ trong 4 bước đơn giản.
Hướng dẫn cách làm Natto tại nhà cực đơn giản với con cái
Nguyên liệu
- Đậu nành.
- Natto thành phẩm.
- Máy làm Yaourt, hoặc các loại thùng ủ có nhiệt độ tương tự.
Các bước các làm Natto tại nhà bằng “con cái”.
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong xuôi thì chúng ta cùng tiến hàng làm Natto tại nhà.
Bước 1: Sơ chế đậu nành để làm Natto.
Đậu nành sau khi đem đi rửa sạch, sau đó ngâm nước để qua đêm (đối với nơi nào có nhiệt độ thấp nên ngâm khoảng 12 tiếng).
Đậu nành sau khi đã được ngâm trương nở, ta càn thay nước, bắt lên bếp. Tiến hành luộc đậu trong thời gian khoảng từ 2 -3 tiếng cho hạt đậu thật mềm, đừng luộc quá lâu sẽ dẫn tới việc làm Natto dễ bị vỡ ( Đối với nồi áp suất thì có thể chỉ cần luộc 30 phút là được).
Bước 2: Chuẩn bị Natto Cái.
Trong lúc luộc đậu nành, bạn cũng cần tiến hành rã đông Natto thành phẩm. Vì Natto khi được mua về thường ở dạng đang đông lạnh ( được bảo quản ở trong nhiệt độ thích hợp). Sau đó cho 1 ít nước sôi vào, để có thể hòa tan cũng như làm lỏng men Natto có sẵn.
Sau khi đậu nành đã được nấu chín, cho chúng vào bát hoặc hủ để ủ đã được chuẩn bị sẵn. Tiếp theo cho 1 ít Natto đã thực hiện rã đông lúc nãy vào. Trộn đều cà nhẹ nhàng, tránh làm nát đậu.
Bước 3: Ủ đậu nành.
Bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng nồi làm Yaourt để ủ Natto, hoặc cũng có thể sử dụng nước ấm chưng cách thủy để tạo nhiệt. Nhiệt độ khá là thích hợp để lên men Natto là vào khoảng 40-45 độ C. Đối với phần đậu nành nào đã chuẩn bị thì không nên đậy nấp hủ, hãy sử dụng một chiêc khăn phủ lên (hoặc màng bọc thực phẩm đã đục sẵn lỗ). Sau đó chri cần đậy nấp nồi làm Yaourt lại, cài đặt nhiệt độ 45 ° C và ủ trong 24 giờ.
Lưu ý: Với những dụng cụ ủ kiểu loại khác bạn cũng cần để thời gian và nhiệt độ như trên.
Bước 4: Hoàn thành làm món Natto đơn giản tại nhà với con cái
Sau 24 giờ, mở nắp hộp Natto đã ủ trước đó. Kiểm tra xem chúng đã được men hay chưa. Thấy có tơ men và mùi hơi khó ngửi thì xác định là đã thành công. Để giảm mùi hôi này bạn cũng nên để Natto vào trong tủ lạnh, sau 1 ngày là sử dụng được.
Natto khi mà ở nhiệt độ thấp vi khuẩn Nattokinase sẽ được sản sinh, đồng thời các vị cũng thơm ngon hơn. Bạn cũng có thể dùng riêng hoặc ăn nó cùng cơm đều được. Đặc biệt, ngày càng nhiều món ăn mới được chế biến từ Natto ra đời, giúp bạn có thể thay đổi thực đơn “thoải mái”.
Tại sao có thể làm ra món Natto bằng rơm?
Nếu như các món ăn khác đã được sáng tạo dựa trên những chủ đích hay ý thích của người đầu bếp, thì Natto lại hoàn toàn khác. Lịch sử ra đời của món ăn đặc biệt này hoàn toàn là vô tình, chính sự kết hơp giữa đậu nành luộc, rơm khô và có thêm nhiệt độ đã tạo nên món ăn được ưa thích trong suốt hàng nghìn năm qua tại Nhật Bản. Không chỉ vậy chúng còn có thêm khả năng đánh tan cục máu đông để có thể phòng ngừa đột quỵ cũng như các bệnh về tim mạch.
Sự tình cờ đã tạo ra Đậu tương lên men “vang danh” Nhật Bản.
Theo nhiều câu chuyện kể thì người đầu tiên chính thức tìm ra Natto chính là Tướng quân Minamoto Yoshiie. Trong một trận chiến diễn ra vào khoảng năm 1083, lúc này doanh trại của tướng Yoshiie bất ngờ bị quân địch tập kích trong khi binh sĩ đang bận nấu đậu nành làm thức ăn cho ngựa. Họ bèn phải bỏ lại đậu nành vừa luộc chín vào các túi rơm khô để mang theo chiến đấu. Qua nhiều ngày liền, những túi rơm được ủ kín đã được mở ra. Lúc này đậu nành bên trong đã lên men và tạo ra những tơ nhớt cũng như một mùi hương đặc trưng thu hút. Chính nhờ vậy mà món đậu nành lên men nổi tiếng Natto ra đời.
Từ đó trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước thì người Nhật rất yêu thích món đậu tương lên men. Họ cũng đã tận dụng các loại rơm và đậu nành để tạo nên Natto với những công dụng tuyệt vời.
Cách làm Natto tại nhà chỉ từ rơm và đậu nành.
So với việc làm Đậu tương lên men từ các loại “Natto cái” như Yaourt, thì việc thực hiện làm Natto bằng rơm có nguyên liệu đơn giản và lại cực kỳ dễ tìm hơn. Bạn có thể tận dụng được rơm rạ có sẵn sau khi thu hoạch lúa. Hoặc nếu nơi bạn đang ở không có rơm thì bạn cũng có thể tìm mùa ngoài chợ hoặc tìm một số ứng dụng bán hàng tiện lợi ngày nay.
Nguyên liệu làm Natto từ rơm
- Đậu nành.
- Rơm khô.
Lưu ý: Rơm trước khi được cho vào làm Natto phải được trụng sơ qua nước sôi, để có thể loại bỏ các loại vi khuẩn. Có như vậy thì men Nattokinase mới có thể được sinh trưởng và làm Natton thành công.
Các bước để làm Natto với rơm
Để làm Natto Đậu nành lên men bằng rơm, chúng ta cần phải thực hiện 4 bước sau đây:
Bước 1: Sơ chế đậu nành.
Đậu nành đã được đem đi rửa sạch, sau đó ngâm nước để qua đêm (đối với nơi nào có nhiệt độ thấp nên ngâm đủ khoảng 12 tiếng).
Đậu nành sau khi đã được ngâm nở thì thay nước, bắt lên bếp. Tiến hành luộc đậu trong khoảng từ 2 -3 tiếng cho hạt đậu mềm, đừng nên luộc quá lâu sẽ dẫn tới Natto sẽ dễ bị vỡ ( Đối với nồi áp suất thì chỉ cần luộc 30 phút là được).
Bước 2: Sản sinh ra men Nattokinase bằng rơm.
Trong lúc luộc đậu nành, bạn sẽ tiến hành chuẩn bị hộp đựng Natto lên men với 1 ít rơm đã được vô trùng đặt bên dưới.
Sau khi đậu nành đã được nấu chín, cho chúng vào trong bát hoặc hủ đã được chuẩn bị sẵn (có rơm bên trong). Cứ một lớp đậu nành xếp vào thì lại cho thêm 1 lớp rơm phủ lên. Khoảng 2 đến 3 lớp đậu xen kẻ với lớp rơm là được. Hoặc bạn có thể bó một lớp Rơm xung quanh đậu nành luộc như cách người Nhật làm, tuy nhiên cách này thì khá khó, đòi hỏi chúng ta cần phải khéo tay một chút.
Bước 3: Ủ đậu nành.
Bạn có thể sử dụng nồi chuyên dụng làm Yaourt để ủ Natto, hoặc chỉ cần sử dụng nước ấm chưng cách thủy để tạo nhiệt. Nhiệt độ thích hợp để có thể lên men Natto là vào khoảng 40-45 độ C. Đối với các phần đậu nành đã chuẩn bị không cần đậy nấp hủ, hãy sử dụng khăn để phủ lên (hoặc màng bộc thực phẩm đã đục lỗ). Sau đó chri cần đậy nấp nồi làm Yaourt lại, cài nhiệt độ 45 ° C và ủ trong khoảng 24 giờ.
Lưu ý: Với những dụng cụ để ủ khác bạn cũng cần để thời gian và nhiệt độ như trên.
Bước 4: Hoàn thành
Sau 24 giờ, mở nắp hộp Natto đã ủ trước đó. Kiểm tra xem chúng có thực sự lên men hay không. Thấy có tơ men cộng với mùi hơi khó ngửi là đã thành công. Lúc này bạn đã có thể lấy rơm ra khỏi hộp Natto. Đồng thời để giảm bớt mùi hôi bạn nên để Natto vào tủ lạnh, sau khoảng 1 ngày là sử dụng được.
Natto ở nhiệt độ thấp thì vi khuẩn và men Nattokinase sẽ được sản sinh, đồng thời vị cũng thơm ngon hơn. Bạn có thể chọn dùng riêng hoặc ăn cùng cơm đều được. Đặc biệt, ngày càng có thêm nhiều món ăn được chế biến từ Natto ra đời, giúp bạn có thể thay đổi thực đơn “thoải mái”.