Bước vào giảng đường đại học là cột mốt mới khiến nhiều sinh viên bỡ ngỡ và mang nhiều lo lắng. Trong đó 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng, 1 năm bao nhiêu kỳ học, có lưu ý gì khi học đại là những câu hỏi mà các tân sinh viên rất quan tâm. Nếu có cùng thắc mắc trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Seoul Academy để tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất!
1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng?
Hành trình học đại học là ngưỡng cửa mới cũng như thách thức lớn đối các bạn tân sinh viên. Đó là lý sao mọi người muốn tìm hiểu trước về đại học cũng như 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng. Tại các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam, trung bình 1 kỳ học kéo dài từ 4-5 tháng. Thời gian học cũng phụ thuộc vào số tín chỉ của ngành học cũng như quy định của trường đào tạo.
Cụ thể, một số trường đại học sẽ quy định thời gian đào tạo của 1 học kỳ là theo tháng. Nhưng một số trường sẽ tính theo số tín chỉ. Trong đó, tín chỉ là khái niệm mới mà sinh viên cần tìm hiểu trước khi bước vào giảng đường đại học. Để hiểu rõ 1 học kỳ sẽ học bao lâu, hãy theo dõi phần tiếp theo ở dưới đây để biết cách tính thời gian học kỳ và công việc cần thiết cho mỗi tín chỉ!
1 năm bao nhiêu học kỳ đại học?
Thông thường, các trường đại học hoặc cao đẳng ở nước ta sẽ chia thành 2 kỳ học trong 1 năm. Trong đó, 1 học kỳ đại học sẽ dài từ 4-5 tháng. Ở điểm này, tân sinh viên sẽ cảm thấy khá giống với học trung học phổ thông.
Tuy nhiên, ở đại học có thêm kỳ học hè để tạo điều kiện cho sinh viên rút ngắn thời gian học hoặc cải thiện điểm của các môn học thấp điểm. Kỳ học hè này không bắt buộc vào chỉ kéo dài từ 2-3 tháng. Vậy nên, trong một số trường hợp, sinh viên có thể trải qua 3 kỳ học trong 1 năm đại học.
Số tín chỉ ở đại học là gì?
Thực sự là 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng còn tùy thuộc vào số tín chỉ mà bạn đăng ký trong 1 kỳ học. Trong đó, tín chỉ là đơn vị đo lường khối lượng học phần của một môn học nhằm đánh giá sự tiến bộ của sinh viên trong quá trình đào tạo. Mỗi trường đào tạo hay mỗi ngành học sẽ có số tín chỉ môn học khác nhau. Để đủ điều kiện tốt nghiệp đại học, sinh viên bắt buộc phải hoàn thành số tín chỉ môn học được quy định bởi cơ sở đào tạo.
Các trường đại học hoặc cao đẳng ở Việt Nam thường tính số tín chỉ theo hệ thống ECTS. Đây là hệ thống đánh giá việc học tập của sinh viên - hệ thống ECTS (Hệ thống chuyển đổi và tích lũy tín chỉ tại Châu Âu). Cụ thể số tín chỉ được định nghĩa theo hệ thống ECTS là:
- Tương đương với 15 tiết học lý thuyết.
- Tương đương với 30 tiết học thực hành.
- Tương đương với 60 giờ thực tập tại các cơ sở.
- Tương đương với 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp.
Nếu như tích lũy số tín chỉ càng nhanh thì thời gian học của sinh viên được rút ngắn. Ví dụ số tín chỉ của trường quy định cho chương trình đại học của bạn là 120 tín chỉ trong vòng 4-5 năm học. Nếu bạn đăng ký và hoàn thành 120 tín chỉ trong vòng 3 năm hay 3,5 năm thì bạn được tốt nghiệp sớm. Tuy nhiên, trường vẫn có những quy định về số lượng tín chỉ được đăng ký trong 1 kỳ học, thời gian đăng ký tín chỉ phù hợp,…
Xem thêm: Tốt nghiệp đại học loại giỏi cần bao nhiêu điểm?
1 học kỳ đại học được đăng ký bao nhiêu tín chỉ?
Bộ Giáo dục và Đào tạo không có quy định rõ về số lượng tín chỉ đăng ký trong 1 học kỳ. Thay vào đó, mỗi trường đại học hoặc khoa sẽ có những quy định số lượng tín chỉ được đăng ký tối đa. Thông thường, mỗi học kỳ sinh viên sẽ được đăng ký từ 20-30 tín chỉ. Ở số lượng tín chỉ này, các bạn có thể đảm bảo thời gian học tập phù hợp cũng như không ảnh hưởng đến kết quả cuối kỳ.
Việc đăng ký tín chỉ trong kỳ học chính hay kỳ học hè còn tùy thuộc vào quy định của từng trường. Trung bình 1 môn học khoảng 3 tín chỉ (có các môn 2 tín chỉ hoặc các môn lên đến 4 tín chỉ). Một số trường đại học chỉ cho sinh viên học 5 môn/ 1 học kỳ, vậy thì các bạn sẽ tích lũy khoảng 15 tín chỉ.
Một số ít các trường chỉ cho sinh viên đăng ký tối đa 12 tín chỉ để đảm bảo khối lượng bài học. Nhưng cũng có trường cho phép sinh viên đăng ký lên đến 30 tín chỉ/ 1 kỳ học. Do đó, để hiểu rõ quy định đăng ký tính chỉ cũng như 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng thì mọi người nên theo dõi trên các fanpage hoặc website của trường nhé!
Giải đáp một số thắc mắc dành cho tân sinh viên
Bên cạnh vấn đề 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng, các tân sinh viên thường quan tâm đến học phí của 1 kỳ học hay các học tập phù hợp. Dưới đây sẽ là giải đáp cho bạn:
Học phí của 1 học kỳ đại học là bao nhiêu?
Hiện nay, học phí của 1 học kỳ sẽ được tính dựa theo số tín chỉ mà sinh viên đăng ký. Ví dụ 1 tín chỉ là 500.000 VNĐ và học kỳ 1 năm nhất bạn đăng ký 15 tín chỉ thì học phí của bạn là 7.500.000 VNĐ. Dựa vào quy tắc này, mọi người có thể dễ dàng tính toán học phí cũng như cân nhắc để đăng ký số tín chỉ phù hợp với điều kiện tài chính.
Không phải trường đại nào cũng có học phí tương tự nhau. Tân sinh viên có thể tham khảo website hoặc liên hệ trực tiếp với phòng tư vấn tuyển sinh của trường để có câu trả lời chính xác. Trung bình học phí của 1 tín chỉ tại các trường đại học công lập ở nước ta dao động từ 200.000 - 700.000 vnđ. Đối với các trường đại học tư thục, mức học phí sẽ cao hơn và có thể là cao gấp nhiều lần.
Dưới đây là bảng tham khảo học phí tại một số trường đại học Việt Nam:
Trường đại học Học phí/ 1 tín chỉ Đại học Y Phạm Ngọc Thạch 305.000-605.000 VNĐ Đại học Ngoại Thương 400.000-600.000 VNĐ Đại học Bách khoa 400.000-600.000 VNĐ Đại học Kinh tế - Luật 275.000 VNĐ Đại học Kinh tế quốc dân 300.000 VNĐ Đại học Khoa học Xã Hội Nhân Văn 204.000 VNĐ Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội 280.000 VNĐ Đại học Sư phạm TP.HCM 263.000 VNĐ Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM 620.000 VNĐCó các loại chi phí nào khi học đại học?
Chi phí học tập, sinh sống hằng tháng là mối quan tâm và lo lắng của nhiều sinh viên xa nhà. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi tổng hợp 5 chi phí cần thiết như sau:
- Học phí của trường: Đây là chi phí chính đối với những sinh viên xa nhà. Tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính của gia đình để mọi người cân nhắc trường đại học có học phí phù hợp.
- Chi phí sinh hoạt: Bên cạnh học phí, chi phí sinh hoạt cũng là khoản chi cần thiết đối với tân sinh viên. Các bạn phải mua sắm thực phẩm, đồ gia dụng, chi trả tiền điện nước,…
- Chi phí chỗ ở: Sinh viên xa nhà thường có rất nhiều sự lựa chọn về chỗ ở như ký túc xá, phòng trọ, chung cư,… Trong đó, chi phí ở ký túc xá là thấp nhất, chỉ khoảng 200.000 - 300.000 VNĐ/ 1 tháng. Chi phí thuê trọ hoặc chung cư sẽ cao hơn.
- Chi phí di chuyển, đi lại: Đối với sinh viên, tiền chi phí di chuyển hay đi lại không quá nhiều. Với những bạn tham gia nhiều hoạt động của trường, di chuyển nhiều, đi làm thêm hoặc đi học nhóm,… mức chi phí khoảng 500.000 - 1.000.000 VNĐ/ 1 tháng. Nếu đi xe buýt thì mức chi phí này chỉ vài trăm nghìn cho 1 tháng.
- Chi phí đồ dùng học tập: Để tiết kiệm chi phí mua sách hay giá trình, sinh viên chủ yếu mượn sách ở thư viện. Ngoài ra, các bạn có thể in sách hoặc mua lại sách cũ để giảm chi phí so với mua sách mới. Tuy nhiên, các bạn cũng cần trích ngân sách để chi trả in tài liệu, mua vở hoặc đồ dùng học tập cần thiết,…
Xem thêm: Những điều tân sinh viên nên tránh khi sinh hoạt ký túc xá, nhà trọ
Như vậy, 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng đã có đáp án chính xác ở bài viết trên. Seoul Academy hy vọng các bạn tân sinh viên có thể chuẩn bị thật tốt qua những thông tin trên của bài viết trước khi bước vào môi trường đại học. Chúc các bạn học tập thật tốt cũng như đạt kết quả cao trong quá trình rèn luyện ở đại học!